Món hủ tiếu mì có nguồn gốc Trung Quốc. Nhưng nó đã du nhập Nam Việt, đặc biệt là ở Sài Gòn từ rất lâu. Bây giờ, khắp nước Việt nơi đâu cũng có quán hủ tiếu trên đường hoặc đầu hẻm. Hủ tiếu mì thường được ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối. Medplus mời bạn đọc bài Hủ tiếu mì TIẾNG GÕ LANH CANH CHUYỆN ĐỜI GIỮA PHỐ để nâng cao tay nghề bếp núc.
Hủ tiếu mì TIẾNG GÕ LANH CANH CHUYỆN ĐỜI GIỮA PHỐ
Lời đầu
Tên gọi
Hủ tiếu mì mang đặc trưng Nam Việt. Phở giàu hương vị Bắc Việt. và Bún bò Huế vẽ nên nét tự hào của Trung Việt. Trong số đó, hủ tiếu mì bình dân nhất. Nó bao gồm thịt lợn / hải sản. Và nó linh hoạt hơn các món đã kể rất nhiều.
Đầu tiên, Medplus chia sẻ ba cách ăn hủ tiếu mì:
-
Khô (mì và hủ tiếu được trụng, sau đó được trộn chung với nước sốt)
-
Nước (mì và hủ tiếu nổi trong với súp)
-
Hoặc kết hợp cả hai (mì và hủ tiếu khô dùng kèm chén nước súp bên cạnh)
Thứ hai, bạn nên biết có ba loại mì được chấp nhận:
-
Mì trứng hoặc mì tươi
-
Bún gạo khô
-
Hủ tiếu (tương tự Phở nhưng được làm bằng tinh bột sắn, có kết cấu dai hơn)
Đặc trưng
Nếu bạn không am hiểu ẩm thực Việt Nam, thoạt nhìn hủ tiếu và phở bạn có thể bị nhầm lẫn. Chúng có một vài sự khác biệt quan trọng:
-
Nước dùng hủ tiếu được nấu bằng xương heo. Một số phiên bản khác được nấu bằng xương gà. Phở được nấu chủ yêu bằng xương bò (Phở bò) hoặc xương gà (Phở gà).
-
Toppings của hủ tiếu gồm thịt lợn và các loại hải sản: chả cá, mực, tôm và thanh cua giả. Topppings của Phở bò bao gồm thịt bò tái, xí quách bò, thịt nạm bò, thịt gầu bò, gân và bò viên. Tương tự, phần thịt trên cùng của Phở gà hoàn toàn là thịt gà.
-
Hủ tiếu không có nhiều toppings rau và gia vị là tùy chọn. Phở, mặt khác, đòi hỏi hai gia vị chính, tương hồi và tương ớt. Nó cũng cần các loại rau thơm như húng quế Thái, rau mùi, ngò gai. Nếu không có gia vị và rau kể trên thì rất khó để gọi là Phở.
Một số người thích hủ tiếu hơn Phở, Vì nó dễ ăn hơn, không đậm mùi thuốc như Phở. Vâng nhiều người thích hương liệu nấu Phở. Nhưng số khác tỏ ra khó chịu khi vô tình hít phải. Đối với chúng tôi, Phở và hủ tiếu mì được nấu tại Việt Nam mới thật ấn tượng.
Cách nấu hủ tiếu mì

Phục vụ 4 – 6
Thành phần
Nước dùng
-
Xương ống lợn 1.5 kg (có tủy) (có thể dùng sườn non heo, xương cổ hoặc xương mông)
-
3 lít nước
-
1/4 chén tôm khô (ngâm nước ấm trong 30 phút, để ráo nước sau đó rửa sạch)
-
1 con mực khô nhỏ (ngâm nước ấm trong 30 phút, để ráo nước sau đó rửa sạch)
-
1 củ cải trắng nhỏ (gọt vỏ và cắt thành khối nhỏ)
-
1 củ hành tây (nướng nguyên củ ở 400 F trong 30 phút hoặc cho đến khi mềm)
-
1 muỗng canh và 2 muỗng cà phê muối
-
1 muỗng canh bột nêm
-
1 muỗng canh và 2 muỗng cà phê đường cát trắng
-
1 muỗng cà phê nước mắm
TOPPINGS
-
Mì gói và hủ tiếu 2 gói
-
Chất đạm động vật nấu chín: thịt xá xíu, tôm, chả cá, mực, gan heo, trứng cút luộc, thịt lợn xay và / hoặc thanh cua giả
-
1 bó hẹ (cắt thành khúc dài 3 inch)
-
Hành tím phi
-
1 bó hành lá (cắt nhuyễn)
-
Tiêu đen
Hướng dẫn
Nước dùng
-
Làm sạch xương heo thật kỹ. Điều này sẽ giúp nước lèo trong.
Đặt một cái nồi lớn lên bếp, thêm xương heo và 1 muỗng cà phê muối. Đổ đầy nước vào nồi, vừa ngập xương sau đó đun sôi. Luộc xương trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi bọt nổi lên trên mặt nước. Đặt một cái chao vào bên trong bồn rửa. Đổ xương heo vào chao và rửa xương bằng nước lạnh. Nếu bạn định sử dụng lại nồi đó, hãy nhớ rửa nồi thật sạch sẽ. -
Trong một cái nồi khác, thêm 3 lít nước và xương được làm sạch. Đun sôi kĩ lấy nước ngọt.
-
Thêm tôm khô, mực, hành tây nướng (bỏ phần bị cháy của hành tây nướng trước khi thêm vào nồi nước dùng) và củ cải trắng.
-
Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, thỉnh thoảng vớt sạch bọt trên bề mặt nước lèo.
-
Khi đã hầm xương xong, dùng một cái rây lưới, loại bỏ xương và xác của các nguyên liệu khác, chỉ lấy chất lỏng. Chúng tôi giữ xương heo và để ăn như xí quách.
-
Nêm muối (phần còn lại 1 muỗng canh và 1 muỗng cà phê), bột nêm, đường và nước mắm.
Phục vụ
-
Chần 1 vắt mì và 1 vắt hủ tiếu trong nước sôi. Tắt lửa và đặt vào bát riêng.
-
Múc nước dùng nóng lên mì và hủ tiếu.
-
Thêm toppings mong muốn. Nhớ sắp xếp sao cho đẹp mắt.
-
Trang trí bằng hẹ, hành phi, hành lá và hạt tiêu đen.
Kết luận
Những sợi hủ tiếu và mì dai mềm, nước sốt ngọt thanh, mặn vừa. Xương hầm mềm, dễ nhai, thấm gia vị. Tôm luộc giòn ngọt. Trứng cút bùi bùi. Mực giòn sần sật. Miếng gan và thịt xá xíu vừa chín, còn mềm, được cắt mỏng khéo léo. Nếu phần toppings phong phú món hủ tiếu mì cũng ngon hơn. Nếu bạn thích ăn rau, có thể trụng thêm xà lách, giá, hẹ và rau tần ô.
Nếu bạn thích bài viết hãy để lại bình luận và nhanh tay chia sẻ bài viết. Medplus chúc bạn nấu thành công món hủ tiếu mì và ăn ngon miệng.
Xem thêm bài viết
- Mướp đắng xào trứng NGON HƠN VỚI NGƯỜI TỪNG TRẢI
- Bò bía hay chả giò không chiên Việt Nam MỘT THU LẶNG LẼ NHỚ THẦM
- Bánh bột lọc BỮA ĂN MÙA HÈ TRONG SUỐT DAI MỀM
Nguồn: Tổng hợp