Trẻ bị sốt xuất huyết có sao không? Nguyên nhân trẻ bị sốt xuất huyết
Trẻ bị sốt xuất huyết có sao không?
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết luôn là nỗi trăn trở của nhiều phụ huynh. Đây là căn bệnh luôn rình rập, đe dọa sức khỏe của trẻ mỗi khi mùa mưa đến. Bệnh đã lấy đi không ít tính mạng trẻ nhỏ mỗi năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bố mẹ có thể tự chăm sóc cho bé ngay tại nhà. Điều này đòi hỏi bố mẹ phải có một số kiến thức nhất định về bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần có khả năng quan sát diễn tiến bệnh để biết khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện. Việc tự ý chăm sóc thiến cơ sở khoa học có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân trẻ bị sốt xuất huyết
Để việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết được hiệu quả, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Sốt xuất huyết thường lưu hành ở vùng nhiệt đới, chủ yếu là ở Đông nam Á và Tây Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng nặng của dịch này. Ở miền Bắc, mùa dịch thường diễn ra trong khoảng 6-11. Ngược lại, ở miền Nam, dịch có xu hướng xuất hiện quanh năm, và thường có xu hướng tăng lên vào các tháng mưa nhiều, độ ẩm cao.
Trẻ bị xuất xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền trung gian qua muỗi vằn.
Mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào đặc điểm sinh học thuộc lứa tuổi này, cụ thể:
- Tỷ lệ dịch chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể.
- Tương ứng, nhu cầu dịch tối thiểu hàng ngày rất lớn.
- Hệ tim mạch và chức năng thận vẫn đang phát triển nên kém thích nghi với các rối loạn.
- Dễ bị rối loạn chức năng tim mạch sớm, cũng như quá tải dịch truyền do thành mao mạch tăng tính thấm nhiều hơn so với đối tượng khác.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết không cần đến bệnh viện
Với sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Gia đình phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.
Tuy là chăm sóc tại nhà nhưng vẫn cần theo dõi 24/24 giờ nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khóe miệng cứ vài giờ một lần. Trong trường hợp dùng cặp nhiệt độ điện tử thì trước khi cặp cho trẻ nên cặp thử trên người bình thường để đánh giá tính xác thực của dụng cụ điện tử dùng đo thân nhiệt, nếu thấy sai lệch thì nên thay bằng nhiệt kế thủy ngân.
Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết bằng thuốc
Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Sau khi uống thuốc hạ nhiệt 1 giờ, cần đo lại nhiệt độ. Tuyệt đối không dùng aspirin. Vì chất này sẽ làm rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm cho trẻ bị sốt xuất huyết.
Nếu thân nhiệt của trẻ trên 37 độ, dưới 38,5 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm để làm thoát nhiệt cho trẻ dễ dàng.
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết bằng chế độ dinh dưỡng
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng. Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết trẻ em là bệnh nhân thường xuyên sốt cao, mệt mỏi. Ngoài ra có thể bị thoát huyết tương ra ngoài do xuất huyết, gây tình trạng cô đặc máu. Do đó, điều quan trọng nhất là bù nước, bù điện giải cho trẻ.
Khi trẻ ốm, cơ thể đã yếu ớt lại dễ bị chán ăn. Do đó, bố mẹ phải chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo các tiêu chí như: Lỏng, mềm, dễ nuốt. Phải đảm bảo giàu chất dinh dưỡng, giúp bổ sung thêm lượng muối, vitamin, các chất đạm (như thịt cá trứng, sữa,…), giàu kẽm (như thịt bò, thịt gà)… và nấu cùng rau củ quả giúp trẻ nhanh hồi phục mà lại phải dễ hấp thu.
Thực đơn giúp việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết được hiệu quả
Một số món cháo mà bố mẹ có thể tham khảo cho trẻ bị sốt xuất huyết:
Cháo thịt bò
Thịt bò, thịt lợn chứa nhiều chất đạm giúp bù lại dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho máu. Thịt bò giàu kẽm, sắt, protein, canxi nên là nguồn thực phẩm bổ sung dưỡng chất rất tốt cho trẻ. Cháo thịt bò có thể nấu với các loại rau củ như: bí đỏ, cà rốt, củ dền,… Rất ngon lại bổ dưỡng cho trẻ.
Cháo thịt heo
Trong thịt lợn có chứa một lượng dồi dào vitamin B1, B12, B6, cùng vitamin, D. Ngoài ra thịt heo còn khá giàu chất đạm (protein), photpho, kali, kẽm và một lượng chất sắt nhất định. Đây đều là những vi chất quan trọng. Vì vậy, bố mẹ có thể chọn món cháo thịt này cho trẻ đang bị ốm.
Cháo lươn
Thịt lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, thanh nhiệt, nhuận tràng. Trong thịt lươn có chứa nhiều chất đạm, béo, vitamin có tác dụng bồi bổ tốt cho những người bị thiếu máu, mệt mỏi, gầy yếu. Do vậy, cháo lươn là một trong những món cháo bổ dưỡng, rất tốt cho trẻ bị sốt xuất huyết.
Cháo bí ngô
Bí ngô mang có hàm lượng dưỡng chất vitamin A cao. Nhờ đó giúp hỗ trợ các sự phát triển của các tiểu cầu cũng như điều chỉnh các chất đạm được sản xuất cho các tế bào cho cơ thể. Giúp trẻ bị sốt xuất huyết nhanh hồi phục.
Phòng ngừa trẻ bị sốt xuất huyết
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết dù tốt đến đâu cũng không bằng phòng ngừa triệt để. Phòng ngừa không những giúp trẻ giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết mà còn một số bệnh nguy hiểm khác. Đề phòng trẻ bị sốt xuất huyết cần lưu ý những điều sau:
- Khi ra ngoài nên cho trẻ mặc quần áo dài tay.
- Cho trẻ ngủ mùng.
- Nhà cửa cần được dọn dẹp sạch sẽ.
- Khi có người nhà bị nhiễm bệnh, nên cách ly để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho các thành viên khác.
- Thường xuyên diệt muỗi, loăng quăng để phòng chống muỗi đốt trẻ.
- Tránh hình thành những nơi đọng nước, ẩm thấm vốn là điều kiện cho muỗi sinh sôi.
Lời kết
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà không phải là điều dễ dàng. Trong trường hợp bạn nhận thấy tình hình bệnh diễn tiến khó lường, hãy đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
- Cách chăm sóc trẻ bị táo bón đơn giản mà hiệu quả tại nhà
- Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy bố mẹ không nên bỏ qua
- Cách chăm sóc trẻ bị thiếu máu bố mẹ cần đặc biệt lưu ý
- Phương pháp chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đơn giản ngay tại nhà
Nguồn: Tham khảo