Theo Đông y, Ích trí nhân có Vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng Ôn tỳ, ấm thận, cố tinh, chỉ tả, cầm được chảy nước bọt, súc niệu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Ích trí nhân, Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử, Trích Đinh Tử, Riềng lá nhọn, Ích trí, Riềng thuốc
- Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae).
2. Mô tả Cây
- Cây: Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5m. toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33cm, rộng 3-6cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa mầu trắng, có đốm tím. Quả hình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có mầu vàng xanh, hạt nhiều cạnh mầu xanh đen.
- Dược liệu: Quả hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, dài 1,2 – 2 cm, đường kính 1 – 1,3 cm. Vỏ quả mỏng màu nâu hoặc nâu xám, có 13 – 20 đường gờ nhỏ, trên bề mặt lồi lõm không đều, ở đỉnh có vết bao hoa, gốc có vết cuống quả. Hạt dính thành khối 3 múi có màng mỏng ngăn cách; mỗi múi có 6 – 11 hạt.
- Hạt hình tròn dẹt hoặc nhiều cạnh, không đều, đường kính chừng 3 mm, màu nâu sáng hoặc vàng sáng. áo hạt mỏng, màu nâu nhạt, chất cứng, phôi nhũ màu trắng. Mùi thơm, vị cay, hơi đắng.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Trên thế giới cây có ở Trung Quốc: khai thác ở Quảng Đông, đảo Hải Nam. Ở Việt Nam, cây mọc hoang trong các vùng rừng núi, dược liệu dùng ở nước ta chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch
- Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang vàng.
Bộ phận dùng
- Quả chín phơi khô
Chế biến
- Phơi hoặc sấy khô. Hạt to, mập là tốt.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Trong Ích trí nhân có khoảng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là tecpen C10H16,sesquitecpen C10H24 và sesquitecpenancola, có chừng l,7-l% saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Thành phần trong tinh dầu Ích trí nhân: α-cyperone, 1,8-cineole, 4-terpineol, α-terpineol, β-elemene, 1-methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, α-dimethyl benzepropanoic acid, guaiol, zingiberol, ⍺-eudesmol, aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài 1991, 14 (6): 38).
B. Tác dụng dược lý
- Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm gĩan mạch (Trung Dược Học).
- Nước sắc diếp đắng cho uống 50mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chống loét dạ dầy (Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990, 38 (11): 3053).
- Nước sắc diếp đắng có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến (Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (8): 492).
- Nước sắc diếp đắng có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào (Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học, Q 1, Thượng Hải Khoa Học Kỹ Thuật Xuất Bản 1986: 273).
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Vị cay, tính ôn, không độc
Quy Kinh
- Vào kinh Tỳ, Vị, Thận
Công năng
- Ôn tỳ, ấm thận, cố tinh, chỉ tả, cầm được chảy nước bọt, súc niệu.
Công Dụng
- Tỳ hàn tiêu chảy, đau bụng cảm giác lạnh, nôn mửa, miệng nhiều bọt dãi, đầy hơi, người già hay đái đêm, đái đục, tiểu són, tiểu vặt, di tinh, đái dầm.
Kiêng Kỵ:
- Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
- Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
- Diếp đắng vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những người đã sẵn táo nhiệt, hoặc có hỏa chứng phải kiêng,,không nên dùng diếp đắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Táo nhiệt, âm hư, thủy kiệt, tinhít: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng
- Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc sử dụng
1.Chữa tiểu đêm nhiều lần: (do Bàng quang Thận hư hàn) dùng các bài:
Ích trí nhân 20 hạt, thêm vài hạt muối sắc với 200ml nước, uống trước khi đi ngủ.
Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương): Ô dược, Ích trí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau làm hoàn, mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 – 3 lần. Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm.
2.Chữa di tinh (do thận dương hư): Ích trí hoàn
Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần 8g, ngày 2 lần, uống với nước sôi ấm. Trị di tinh, bạch đới.
3.Chữa mồm chảy nước rãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn):
Ích trí ẩm: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống.
4.Chữa tiêu chảy do Tỳ hư:
Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai mỗi thứ 6g, tán bột mịn làm hoàn, uống mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 lần tùy theo tuổi. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ thận dương hư.
5. Chữa bụng trướng đau, tiêu chảy nhiều ngày không dứt:
Ích chí nhân, Phục Linh, Phục thần, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 8 – 12 g.
6. Chữa bụng suy yếu bàng quang, tiểu nhiều, tiểu mất kiểm soát:
Ích chí nhân (sao với muối) kết hợp với Thiên thai ô dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột. Sau đó lại nấu Hoài sơn thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên hoàn, mỗi viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên uống với nước sôi, lúc đói
7. Chữa chứng bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo, chướng bụng khó tiêu:
Ích chí nhân tẩm nước muối, sao kỹ. Lại dùng nước gừng ấm tẩm vào Hậu phác, sao sơ. Dùng 2 vị thuốc trên, mỗi vị phân lượng bằng nhau, thêm 3 lát Gừng, 1 quả táo, sắc thành nước, dùng uống khi còn nóng.
8. Chữa di tinh do bạch đới, thận dương hư:
Ích chí nhân, Phục thần, Phục linh, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g, uống với nước ấm.
9. Chứa phụ nữ ra huyết khi mang thai:
Ích chí nhân, 40 g Sa nhân (cà bỏ vỏ), tán nhuyễn. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 12 g, uống với nước ấm khi bụng đói.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam