Chán nản với việc kén ăn ở trẻ? Đây là cách để lôi kéo bé con nhà bạn thử món mới
Liệu con của bạn có nhặng xị lên bất cứ khi nào bé được phục vụ thức ăn mới (và thậm chí sau đó, hầu như chỉ nhấm nháp chúng)? Không chỉ khẩu vị kén ăn của con bạn khiến giờ ăn trở nên đơn điệu mà bạn còn phải lo lắng về vấn đề con mình không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Dưới đây là một số cách để lôi kéo những bé kén ăn ăn món mới.
Tại sao việc kén ăn ở trẻ lại xuất hiện?
Kén ăn là một phần quan trọng trong việc trẻ lớn lên. Giống như nhiều hành vi hoàn toàn bình thường nhưng khó chịu của trẻ nhỏ khác, nhu cầu ngày càng tăng của con bạn về sự độc lập và kiểm soát (vâng, ngay cả ở độ tuổi này) là một yếu tố góp phần chính. Và giờ ăn là nơi mà con bạn có thể kiểm soát chúng.
Nhiều trẻ mới biết đi cũng có cố gắng chống lại sự thay đổi và việc thử thức ăn mới là một sự thay đổi lớn. Trong khi những trẻ khác thì có vị giác nhạy cảm và thích ăn những món nhạt nhẽo.
Mẹo giúp hết sự kén ăn ở trẻ
Trẻ mới biết đi của bạn có thể sẽ sớm ngừng thói quen ăn uống khó khăn của mình trước khi bạn nhận ra. Nhưng trong khi chờ đợi, có nhiều cách để dụ trẻ ăn hết đồ ăn của mình.
Dạy con bạn chuẩn bị thức ăn
Bé của bạn có thể hứng thú hơn với việc thử một món mới nếu bé tham gia vào khâu chế biến món ăn đó. Đưa con bạn đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa hoặc chợ nông sản và để con tự chọn những món mà con thích ăn.
Về nhà, hãy để bé giúp làm bữa ăn. Ngay cả một đứa trẻ mới biết đi có thể khuấy trái cây vào sữa chua hoặc phết mù tạt vào bánh mì.
Hoặc thử trồng một loại thảo mộc hoặc vườn rau ở góc sân hay trên bệ cửa sổ. Hãy để con giúp bạn tưới cây và xem chúng nảy mầm. Khuyến khích bé nếm thử những gì mà bé đã trồng.
Cho bé sự lựa chọn món ăn
Cho vào đĩa của bé một vài loại thực phẩm khác nhau, và ít nhất một trong số chúng phải là thứ mà bé thích ăn. Tiếp theo, khuyến khích bé khám phá một trong những loại thức ăn mới như việc cầm lên, sờ và ngửi để trẻ trở nên quen thuộc hơn.
Hoặc, hãy thử đưa ra cho bé hai sự lựa chọn khác nhau: “Con muốn một chuối hay đào để ăn chung với ngũ cốc?” Bằng cách cho phép trẻ tự chọn những gì trẻ ăn, bạn có thể thỏa mãn nhu cầu tự chủ của trẻ.
Đừng quá ép đặt trẻ
Bạn nên khuyến khích trẻ “nếm thử” thức ăn mới (hoặc cũ). Nhưng nếu bé từ chối, đừng gây áp lực, hối lộ bé hoặc thậm chí bảo bé rằng “hãy cắn thêm một miếng nữa xem sao.” Bạn sẽ không thắng trong trận chiến này, và việc giữ vững lập trường của bạn có thể phản tác dụng và khiến con bạn không muốn ăn.
Hãy nhớ rằng: Bạn chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn còn trẻ quyết định về lượng thức ăn mà trẻ muốn ăn.
Thử các món ăn trong cùng “chuỗi thức ăn”
Điều này đơn giản có nghĩa là phục vụ các loại thực phẩm tương tự nhau. Ví dụ, nếu con bạn ăn dưa đỏ, hãy thử cho trẻ ăn một ít dưa mật chín và trẻ có thể muốn ăn ngay. Nếu trẻ thích món tortellini, trẻ cũng có thể ăn ravioli trong bát đó. Nếu bé là người thích ăn bí ngòi, hãy cho vào đĩa của bé một vài lát dưa chuột rất mỏng, không hạt.
Chế biến món ăn theo cách khác
Có thể cà rốt hấp không phải là sở thích của bé nhưng liệu cà rốt xay nhuyễn có thể khiến bé động lòng không? Trẻ không thích sữa chua? Thử cho trẻ uống đồ uống sữa chua hoặc sữa chua ép trong ống. Trẻ không thích kết cấu của đậu phụ thì bạn có thể cho đậu nành nghiền vào miệng.
Tổ chức ngày hội ăn uống
Trẻ em học được rất nhiều điều từ những đứa trẻ khác cùng tuổi. Sắp xếp một ngày ăn trưa với những người bạn của bé và tìm hiểu xem chúng thích ăn gì. Sau đó, mời bạn của bé đến nhà và để chung trở thành hình mẫu cho con bạn. Thức ăn luôn trông ngon hơn trên đĩa của người khác, đặc biệt là khi món ăn đó là sự yêu thích của một người bạn thân nhất.
Đặt tên khác cho món ăn
Nếu con bạn thích bông cải xanh nhưng lại từ chối ăn bông cải trắng, hãy gọi món bông cải trắng luộc là “bông cải xanh có màu trắng”. Hoặc, kích thích tình yêu của con bạn với khoai tây nghiền bằng cách gọi khoai lang là “khoai lang có màu cam”.
Bạn thậm chí có thể dỗ con mình ăn rau bằng cách gọi nó là “bánh”. Sau này, sau khi bé thực sự thích món đó hoặc khi trẻ tốt nghiệp trung học. Và tùy điều kiện nào đến trước bạn có thể gợi ý tên thật của món ăn cho bé.
Trang trí món ăn sao cho thật “nghệ”
Một chiếc bánh sandwich được cắt thành bốn hình vuông vẫn là chiếc bánh sandwich cũ nhàm chán. Nhưng tạo hình thành người tuyết bằng khuôn cắt bánh quy hoặc trang trí bánh với “khuôn mặt” bao gốm mắt dưa chuột, mũi mọng, miệng quả ớt đỏ và bí vàng cắt nhỏ làm tóc – có thể khiến món ăn hấp dẫn hơn. Biết đâu, chiếc bánh kẹp nhân vật hoạt hình này có thể dụ con bạn ăn một miếng.
Nêu gương tốt cho trẻ
Trẻ em học bằng cách quan sát cha mẹ của chúng. Vì vậy, hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với những món ăn tốt cho sức khỏe được phục vụ vào giờ ăn. (“Mmm … cà chua trong món salad này rất ngon!”)
Đừng vội bỏ cuộc
Chỉ vì con bạn từ chối một món gì đó trong lần đầu tiên bạn cho con ăn không có nghĩa là lần sau con sẽ không ăn. Tiếp tục phục vụ món ăn đó, và cuối cùng, một khi nó trở thành một cảnh tượng quen thuộc, con bạn có thể sẽ thử nếm thử.
Hãy kiên nhẫn, mặc dù có thể mất đến 15 lần thử trước khi những con của bạn làm quen với hương vị mới.
Thực phẩm tốt nhất cho trẻ kén ăn
Bạn có thể dễ dàng nấu một bát mì ống, nhưng hãy cố gắng mở rộng thế giới ẩm thực của trẻ với một loạt các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc (chứa nhiều chất dinh dưỡng), các loại thịt giàu chất sắt và ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe.
Chỉ cần đảm bảo rằng bạn cắt thức ăn thành những miếng đủ nhỏ để con bạn không có nguy cơ bị nghẹn.
Để trẻ hứng thú với bữa ăn của mình, hãy thử tăng cường hương vị bằng các loại gia vị (như quế), thảo mộc và nước chanh.
Dưới đây là một số món yêu thích của những trẻ kén ăn:
- Táo
- Bơ
- Chuối
- Đậu
- Quả việt quất
- Phô mai
- Gà
- Dưa leo
- Trứng
- ớt chuông
- Quả mâm xôi
- Cá hồi
- Dâu tây
- Bánh mì nguyên hạt
- Sữa chua
Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ về việc kén ăn ở trẻ
Miễn là trẻ mới biết đi của bạn có đủ calo và không thích ăn bánh pho mát thì thức ăn thừa không gây hại cho sức khỏe về lâu dài đối với trẻ. Cũng nên nhớ rằng với tư cách là cha mẹ, bạn có trách nhiệm cung cấp thức ăn lành mạnh cho con mình nhưng việc quyết định xem trẻ muốn ăn bao nhiêu là tùy thuộc vào trẻ.
Sự thèm ăn của trẻ chậm lại ở tuổi mới biết đi so với khi chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy con mình không tăng cân hoặc có vẻ yếu ớt, lờ đờ hoặc cáu kỉnh bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, người có thể giúp đảm bảo rằng con bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, sở thích kén ăn của bé sẽ chỉ là một giai đoạn nhỏ. Cố gắng chịu đựng chúng và cuối cùng bé sẽ ngừng việc kén ăn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu thấy hay hoặc bổ ích hãy share và bình luận phía dưới nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe.