Mang thai và sinh con ra khỏe mạnh là mong ước của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, có nhiều người không may mắn khi phải đối mặt với tình trạng sảy thai vô cùng đau lòng. Sảy thai có phòng ngừa được không là vấn đề ai cũng quan tâm. Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Sảy thai là gì?
Sảy thai là khi thai kỳ kết thúc trước khi người phụ nữ mang thai được 20 tuần. Ta biết một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (38 tuần). Hay theo quan niệm y học hiện đại có thể lên đến 40 tuần. Hiện nay, y học đã nhận định có 3 dạng sảy thai chính là:
- Ra huyết trong quá trình mang thai là dạng phổ biến nhất.
- Được chẩn đoán có túi thai, có phôi thai và tim thai nhưng sau đó lại xác định tim thai không hoạt động mà túi thai vẫn còn trong lòng tử cung. Hiện tượng này được gọi là thai chết lưu cần lấy túi thai ra gấp nếu không sẽ bị băng huyết hoặc nhiễm trùng.
- Chẩn đoán có thai nhưng túi thai rỗng, tìm không thấy phôi thai. Đây là hiện tượng thai không phát triển cần lấy thai ra thật sớm không để tử cung bị nhiễm trùng, băng huyết thậm chí phải cắt bỏ tử cung.
Nguyên nhân tại sao bạn lại bị sảy thai
Vấn đề về nhau thai
Sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thường được cho là do vấn đề về phát triển của bào thai. Nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ. Nó vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây sảy thai.
Các vấn đề về nhiễm sắc thể
Khoảng 50% các ca sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.
Mất cân bằng hormone
Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung, nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai.
Rối loạn miễn dịch
Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Nói theo cách đơn giản, cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,… có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm
Tình trạng nhiễm khuẩn, truyền nhiễm có thể làm cho túi ối bị vỡ sớm hoặc cũng có thể khiến cổ tử cung mở quá nhanh.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm cũng được xem là nguyên nhân gây hiện tượng thai bị sảy . Nếu mẹ bầu ăn các thức ăn đã bị nhiễm khuẩn trong sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, ký sinh trùng trên thực phẩm chưa nấu chín,…
Cấu trúc tử cung
Cấu trúc bất thường của tử cung như tử cung 1 sừng/2 sừng, tử cung có vách ngăn,… đều gây sảy thai. Bên cạnh đó, u xơ tử cung cũng là mối nguy hiểm cho quá trình lớn lên của thai nhi.
Hở eo cổ tử cung
Hở eo cổ tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Nếu cổ tử cung của người mẹ quá yếu sẽ khó giữ được thai nhi.
Các triệu chứng của sảy thai như thế nào?
Dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người. Có một số thai phụ trải qua tất cả dấu hiệu nhưng số khác chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể:
- Mất triệu chứng mang thai. Đối với các mẹ đang bị nghén nhưng đột nhiên mất các dấu hiệu như ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn…
- Chảy máu bất thường. Nếu âm đạo bị chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm và quá trình sảy thai có thể xảy ra.
- Đau bụng dưới, đau lưng. Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sảy thai và mang thai ngoài tử cung. Do vậy, nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho bạn đau thắt và thở khó khăn và theo sau đó là chảy máu âm đạo thì phải đi khám ngay.
- Chuột rút kèm chảy máu. Nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì có thể bạn bị sảy thai.
- Áp lực vùng chậu. Nếu áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ chỉ ra rằng bạn chuẩn bị sảy thai.
Nguy cơ nào khiến bạn dễ sảy thai
Tuổi của thai phụ
Mang thai khi đã cao tuổi khiến bạn có nguy cơ bị sẩy thai cao hơn. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, nguy cơ sẩy thai ở từng độ tuổi là:
- Phụ nữ dưới 35 tuổi có khả năng sảy thai khoảng 15%;
- Phụ nữ từ 35-45 tuổi có khả năng sảy thai 20 – 35%;
- Phụ nữ trên 45 tuổi có thể có đến 50% khả năng sảy thai.
Cân nặng
Tình trạng béo phì hay nhẹ cân khi mang thai đều có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai. Phụ nữ thiếu cân có 72% nguy cơ bị sẩy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
Hút thuốc và uống rượu
Phụ nữ hút thuốc và uống rượu trong khi mang thai có nguy cơ bị sẩy thai cao hơn. Những cặp vợ chồng tiêu thụ một lượng rượu lớn xung quanh thời điểm thụ thai có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai trong suốt thai kỳ.
Sử dụng thuốc
Hãy cẩn thận khi dùng thuốc trong thai kỳ. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí là sẩy thai.
Bạn nên lưu ý một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai như misoprostol và methotrexate (để điều trị viêm khớp dạng thấp), retinoids (để điều trị bệnh chàm và mụn trứng cá). Và các loại thuốc của thuốc không steroid chống viêm (NSAIDs) như ibuprofen (để điều trị đau và viêm).
Từng bị sẩy thai
Những phụ nữ từng sẩy thai, nhất là bị sẩy thai từ 2 lần trở lên có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ gặp vấn đề này.
Thiếu hụt các vitamin thiết yếu cho thai kỳ
Nghiên cứu cho thấy việc mẹ bầu thiếu vitamin D và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn đa dạng để cơ thể có được các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ để được bổ sung các vitamin cần thiết trước khi mang thai và trong khi mang thai.
Phòng ngừa sảy thai như thế nào
Để giảm nguy cơ sảy thai có thể thực hiện các bước sau:
- Đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn để bảo vệ thai nhi, khám thai định kỳ.
- Trong thời gian mang thai, không uống những đồ uống có cồn cafe, nicotin và những chất gây nghiện khác.
- Nếu người mẹ đái tháo đường hoặc tăng huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
- Phát hiện và điều trị tốt những bệnh nhiễm trùng và nhiễm siêu vi.
- Giữ tâm lý thoãi mái và vui vẻ khi mang thai, tránh các sang chấn về tâm lý và vật lý.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn một số sản phẩm không tốt cho thai nhi: cá thu, cá kình, hải sản nấu quá chín,…
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoăc các huấn luyện viên thể dục khi có ý định tập luyện khi trong thai kỳ để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Sảy thai bao lâu thì có thể mang bầu lại
Khoảng thời gian này không cố định và thay đổi tùy cơ địa của mỗi người. Có nhiều mẹ bầu sau sảy thai vài tháng đã có thể mang thai lại nhưng có nhiều mẹ dù cố gắng cũng mất cả năm trời mới có thể có con.
Nhiều mẹ bầu sau khi sảy thai vẫn thấy ra máu âm ỉ vài tuần. Hormone HcG trong cơ thể mẹ vẫn còn lưu thông nên sẽ chưa có kinh lại và không có rụng trứng. Thông thường, sẽ phải mất khoảng 10 ngày HcG mới ổn định và khoảng sau 4 – 6 tuần sau sảy thai, chị em đã có thể có kinh lại. Lúc này, việc mang thai tiếp có thể được thực hiện.
Tuy nhiên, sau sảy thai, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng. Các bộ phận của quan quan sinh sản vẫn còn chưa ổn định hoàn toàn, tâm lý của mẹ vẫn còn nhiều xáo trộn. Theo bác sĩ, để đảm bảo tốt nhất cho mẹ, và hạn chế nguy cơ bị sảy thai ở lần mang thai sau. Tốt nhất sau sảy thai 3 tháng các cặp vợ chồng mới nên thụ thai lần tiếp theo.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị dọa sảy thai có làm sao không? Có ảnh hường đến thai nhi không?
- Bà bầu nên kiêng ăn gì để không sảy thai?
- Món ăn cho bà bầu bị dọa sảy
Nguồn: Mayoclinic.org, Healthiline.com, Hellobacsi.com, Youmed.vn