Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh lão hóa mắt trong bài viết dưới đây bạn đọc nhé!
1. Lão hóa mắt là gì?
Nhận biết lão hóa mắt khi không đọc rõ chữ khi nhìn gần, chỉ đọc được khi nhìn xa, thường gọi là viễn thị, thường phải đeo kính đọc sách hoặc kính đa tròng.
- Gặp khó khăn khi đọc chữ in nhỏ hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Khi đọc sách, làm việc trước màn hình trong thời gian dài thường mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt…
2. Nguyên nhân gây lão hóa mắt là gì?
Không đeo kính khi đi ngoài trời
Khi đi ngoài trời nắng mà không đeo kính, mắt sẽ tiếp xúc trực tiếp với tia UV hoặc các tia bức xạ có bước sóng ngắn có hại làm thúc đẩy quá trình lão hóa mắt diễn ra nhanh hơn.
Dụi mắt thường xuyên
Vùng da xung quanh mắt rất nhạy cảm. Thói quen dụi mắt thường xuyên có thể phá vỡ các mạch máu nhỏ dưới bề mặt da khiến mắt sưng húp, sụp mí, làm xuất hiện quầng thâm quanh mắt, đặc biệt là các vết chân chim hiện rõ phía đuôi mắt.
Khói bụi
Khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông… khi được hít thở qua phổi vào máu tích tụ thành các chất oxy hóa độc hại có khả năng lấy đi âm điện tử của protein tế bào làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ thành phần protein của thủy tinh thể khiến cấu trúc này trở nên mờ đục…
Các chất oxy hóa độc hại khi vào võng mạc cũng gây tổn thương cho võng mạc theo cách tương tự, khiến tế bào chết đi.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ ăn thiếu rau quả và trái cây, mắt sẽ không nhận được đủ vitamin, khoáng chất cùng với các axit béo cần thiết sẽ khiến cho mắt dễ bị nhức mỏi và nhanh lão hóa.
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ gây đỏ mắt, tạo quầng thâm dưới mắt, giật mí mắt, khô mắt và nhìn mờ.
Uống ít nước khiến mắt khô và nhanh mỏi
Không uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày, mắt sẽ khô, tấy đỏ và mí mắt thường sưng húp.
Ánh sáng xanh
Đối với ánh sáng xanh – thuộc quang phổ ánh sáng thấy được nhưng gần với vùng tia tử ngoại, có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao hơn các ánh sáng thấy được còn lại – khi tiếp xúc thường xuyên có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein, dẫn đến đục thủy tinh thể.
Trong đó, ánh sáng xanh nhân tạo mà con người lạm dụng cả ngày lẫn đêm mới gây hại liên tục và ngày càng gia tăng.
Đeo kính áp tròng quá lâu
Có thể gây vi sang chấn, tức là chấn thương nhỏ, nhìn bình thường không thể thấy được. Biểu hiện thường là khó chịu, cộm ở mắt. Ngoài ra, người đeo kính áp tròng còn có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, vi nấm, virut, ký sinh trùng từ dung dịch rửa kính.
Đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, huyết áp hay histamin
Những thành phần có trong các loại thuốc trên khiến mắt bị khô. Bạn sẽ cảm thấy như trong mắt của mình có sạn, mờ mắt, đỏ mắt hoặc nước mắt chảy nhiều.
3. Các bệnh lão hóa mắt thường gặp ?
Đục thủy tinh thể
Theo kết quả điều tra quốc gia, tính đến năm 2015, tại 14 tỉnh thành ở Việt Nam có gần 330.000 người mù, trong đó, nguyên nhân do bệnh đục thủy tinh thể chiếm đến 74%. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc chấn thương, bệnh tật hay phẫu thuật ở mắt. Đa số các trường hợp mắc phải là do quá trình lão hóa mắt tự nhiên.
80% người trên 65 tuổi mắc phải căn bệnh này nhưng đáng lo ngại là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do tác động của môi trường, lối sống thiếu khoa học và tâm lý chủ quan, không cải thiện triệt để khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu như khô, mỏi, mắt mờ.
Hiện tại, đục thủy tinh thể ở người trẻ chiếm đến 30%, còn ở người cao tuổi là 70% (hầu hết là có độ tuổi từ 50 trở lên). Theo định nghĩa y khoa, đục thủy tinh thể, hay còn gọi là cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài.
Thoái hóa hoàng điểm (điểm vàng)
Hoàng điểm (còn gọi là điểm vàng) là phần quan trọng của võng mạc, giúp mắt nhìn rõ nét cả về hình ảnh lẫn màu sắc. Khi hoàng điểm có dấu hiệu thoái hóa, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như nhìn mờ ở trung tâm, nhìn màu không chuẩn, hình ảnh méo mờ biến dạng.
Đồng thời, tùy theo thể và mức độ, người bị thoái hóa điểm vàng có thể có triệu chứng khác như nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt, nhìn một thành hai hình.
Điều đáng nói là sự tổn thương của tế bào võng mạc là không thể phục hồi, không thể thay thế.
Bệnh võng mạc tiểu đường
Biến chứng võng mạc ở bệnh đái tháo đường hay bệnh võng mạc đái tháo đường là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây ra phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc… dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.
Ở giai đoạn không tăng sinh, người bệnh vẫn chưa nhận thấy triệu chứng rõ ràng mà đôi khi chỉ có các các biểu hiện dễ nhầm lẫn với tật khúc xạ như nhìn mờ mắt, khó quan sát vào buổi tối… nên thường bỏ qua khiến bệnh dễ chuyển sang giai đoạn tăng sinh.
Trong giai đoạn này, do xảy ra hiện tượng xuất huyết võng mạc, dịch kính và bong võng mạc khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu rõ rệt như ruồi bay, nhìn sai màu, thấy nhiều đốm đen trước mắt… hay đột ngột mất thị lực. Bệnh gây tổn thương võng mạc nên khả năng hồi phục thị lực rất thấp.
Tăng nhãn áp (bệnh glocom)
Tăng nhãn áp, còn gọi bệnh Glaucoma (glôcôm) xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng áp lực bên trong mắt và dây thần kinh thị giác. Trong bệnh lý tăng nhãn áp, khả năng nhìn bao quát bị thu hẹp, thị lực giảm dần cho tới mù hoàn toàn.
Chứng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh phổ biến nhất ở người lớn ở độ tuổi 70 và 80 nhưng đang ngày càng trẻ hóa với hai dạng cấp tính và mạn tính.
4. Phòng tránh lão hóa mắt được không ?
Bạn có thể hạn chế quá trình lão hóa mắt bằng một số cách sau:
- Bảo vệ mắt tránh ánh sáng mặt trời bằng cách đeo kính râm có quét lớp chống tia cực tím, tránh đi ra ngoài đường vào thời điểm nắng nhất trong ngày: Từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Chăm sóc mắt đúng cách: Không đọc sách quá gần (ở người lớn khoảng cách từ 30 – 35cm, trẻ em từ 25 – 30cm), không đọc sách khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang chuyển động. Làm việc trước màn hình vi tính hay chơi game, cứ mỗi 50 phút phải nghỉ độ 5 – 10 phút.
- Không hút thuốc lá, vì hút thuốc lá làm suy yếu hệ tuần hoàn của cơ thể, làm giảm lượng máu đến mắt.
- Nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, đặc biệt cần cung cấp cho mắt các dưỡng chất cần thiết như kẽm, vitamin B2, lutein, zeaxanthin để giúp nuôi dưỡng tế bào mắt khỏe mạnh, phòng ngừa lão hóa.
- Kẽm và vitamin B2 (riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể, tham gia vào sự trao đổi sắc tố ở võng mạc mắt, giúp mắt thích nghi với ánh sáng. Thiếu vitamin B2 và kẽm có thể gây tình trạng đỏ mắt, mẫn cảm, mỏi mắt và mờ mắ
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về lão hóa mắt, hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có nhiều tự tin hơn trong cuộc sống
Nguồn: verywellhealth
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến bạn đọc một số bài viết hữu ích: