Dị ứng là bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong ở bất kỳ thời gian nào hay ở đâu. Mức độ nghiêm trọng của dị ứng khác như ở mỗi người. Nhẹ thì nổi mẫn đỏ ngứa, trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ hay sùi bọt mép. Dị ứng nghe có vẻ là một tình trạng bệnh bình thường và không đáng lo ngại. Nhưng thật chất nó rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Một trong những cách điều trị dị ứng được đánh giá cao hiện nay là sử dụng liệu pháp Laser ánh sáng sinh học. Cùng Medplus tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé.
1. Bệnh dị ứng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

1.1. Bệnh dị ứng là gì?
Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ mà không thường gây hại cho cơ thể bạn. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên). Những chất dị ứng phổ biến nhất là thực phẩm, phấn hoa hay lông động vật.
Hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các chất được gọi là “kháng thể”. Nếu bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, phản ứng của hệ miễn dịch giữa kháng thể dị ứng với chất gây dị ứng làm cơ thể hình thành các bệnh lý như:
- Nổi mề đay,
- Viêm mũi dị ứng,
- Viêm kết mạc dị ứng,
- Hen phế quản,…
1.2. Nguyên nhân
Những tác nhân gây ra bệnh dị ứng có thể kể đến như:
- Các chất gây dị ứng trong không khí: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, không khí ô nhiễm
- Một số thực phẩm: đậu phộng, hạt cây, hải sản, thịt bò, lúa mì, đậu nành, cá, trứng, sữa
- Côn trùng đốt, ví dụ như ong
- Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin hoặc penicillin
- Mủ cao su hoặc các chất khác mà bạn chạm vào, có thể gây ra phản ứng dị ứng da
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng nếu:
- Di truyền, tiền sử gia đình bạn có người bị những bệnh như hen suyễn, dị ứng thời tiết, chàm…
- Cơ địa nhạy cảm
- Trẻ em có sức đề kháng yếu
1.3. Triệu chứng
Các triệu chứng dị ứng phụ thuộc vào yếu tố gây dị ứng. Phản ứng dị ứng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, có thể từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể kích hoạt phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.
- Dị ứng thực phẩm: Ngứa miệng, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng, nổi mề đay, sốc phản vệ
- Dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng: hắt hơi, ngứa mũi, mắt hoặc vòm miệng chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ hoặc sưng (viêm kết mạc)
- Dị ứng thuốc: nổi mề đay, da ngứa, phát ban, sưng mặt, thở khò khè, sốc phản vệ
- Viêm da dị ứng (bệnh chàm) có thể khiến da: ngứa, mẫn đỏ, tróc da,…
2. Điều trị dị ứng bằng liệu pháp Laser ánh sáng sinh học

2.1. Liệu pháp Laser ánh sánh là gì?
Liệu pháp laser ánh sáng sinh học là sử dụng tia laser mềm (sorf lasers) để tác động lên những vùng khác nhau của cơ thể nhằm mục đích điều trị bệnh.
Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học là một quá trình quang hóa, nghĩa là tiếp xúc với các bước sóng ánh sáng cụ thể điều chỉnh các phản ứng hóa học trong cơ thể. Liệu pháp Laser ánh sáng được sử dụng để nhắm mục tiêu phức hợp cytochrome C trong ty thể của tế bào của cơ thể. Protein heme này chịu trách nhiệm vận chuyển điện tử, là một phần của quá trình tổng hợp ATP (adenosine triphosphate). ATP vận chuyển năng lượng cho các chức năng và kích thích các tế bào của cơ thể thông qua PBMT làm tăng tổng hợp ATP, dẫn đến tăng sức khỏe và năng lượng của tế bào.
2.2. Liệu pháp Laser ánh sáng điều trị dị ứng
2.2.1. Quá trình thực hiện
Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tần suất để biết rõ hơn về các phản ứng và dị ứng cụ thể của cơ thể bạn. Tần số dị ứng gửi tín hiệu tần số sinh học qua cơ thể và tìm kiếm phản ứng tiêu cực với các tần số đó. Bởi vì mỗi tần số sinh học đại diện cho một chất gây dị ứng. Bác sĩ có thể xác định chính xác những gì bạn bị dị ứng.
Khi xác định được chất gây dị ứng nào đang gây kích ứng, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để tạo ra các tần số đối nghịch giúp điều trị dị ứng của bạn.
2.2.2. Tia Laser hoạt động như thế nào
Điều hòa miễn dịch được thực hiện với Laser bằng cách kích thích các bó dây thần kinh cụ thể giúp phản ứng miễn dịch của cơ thể hoạt động với tác nhân gây dị ứng. Điều này dựa trên các nguyên tắc châm cứu với việc sử dụng tia laser tiên tiến thay vì kim.
Lý thuyết đằng sau việc điều trị dị ứng bằng laser là mỗi chất gây dị ứng hoạt động ở một tần số cụ thể có thể được bắt chước bằng điện tử, khiến cơ thể tin rằng nó đang tiếp xúc với thực chất gây dị ứng. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một chất gây dị ứng cụ thể, thì điều này sẽ khiến hệ thống miễn dịch tạo ra một phản ứng dị ứng nhỏ. Khi phản ứng dị ứng được kích hoạt, tia laser được sử dụng để kích thích các điểm cụ thể trên cơ thể. Điều này để tăng cường cơ thể và làm giảm phản ứng miễn dịch xuống mức có thể kiểm soát được.
2.2.3. Nghiên cứu và kết quả
Một nghiên cứu ở 13 người lớn bị viêm da dị ứng và các nốt ban ngứa ở chi trên hoặc chi dưới ở cả hai bên cơ thể.
Trong hơn 10 tuần, các bệnh nhân được điều trị bằng laser hai lần mỗi tuần ở một bên của cơ thể và sử dụng thuốc mỡ corticosteroid theo toa – clobetasol propionate – ở bên còn lại của cơ thể. Cả phương pháp điều trị bằng tia laze và thuốc mỡ đều được bôi trực tiếp lên các nốt ngứa.
Khi kết thúc giai đoạn điều trị, cả hai liệu pháp đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm số lượng nốt sần trên da, chứng viêm và ngứa. Tuy nhiên, lợi ích của tia laser có xu hướng lâu dài hơn. Sáu tháng sau khi điều trị, tám bệnh nhân đã duy trì được sự cải thiện đáng kể ở phía được điều trị bằng laser, trong khi chỉ có ba người cho kết quả tương tự ở phía được điều trị bằng corticosteroid.
3. Kết luận
Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học điều trị dị ứng mang lại hiệu quả cao. Phương pháp điều trị dị ứng bằng tia Laser không gây kích ứng, có hiệu quả lâu dài không điều trị mà tác dụng phụ hầu như bằng không. Do đó bạn có thể yên tâm lựa chọn cách chữa trị này.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị và thời gian hồi phục khác nhau. Để được tư vấn liệu trình thích hợp nhất, bạn có thể liên hệ FSCB – Đơn vị cung cấp dịch vụ điều trị bằng Laser ánh sánh sinh học uy tín Việt Nam – để được hỗ trợ.
Nguồn tài liệu: