Gắn liền với nền văn hoá Á Đông, cây Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Nhưng trong Đông Y, liễu được xem là một loại dược liệu với nhiều tác dụng. Hãy cùng với Medplus tìm hiểu về những tác dụng của loài cây này nhé!
Thông tin cơ bản
Tên tiếng Việt: Liễu, Dương liễu, Thuỳ liễu
Tên khoa học: Salix babylonica L.
Họ: Salicaceae (Liễu)
Đặc điểm cây
- Cây gỗ cao 3-10m, có các cành nhánh mảnh và thõng xuống, màu lục nhạt hay đo đỏ.
- Lá hình dải thuôn, nhọn hai đầu, có răng cưa mịn và đều, nhẵn, với các lá kèm hình dải, ngọn giáo, nhọn có răng cưa, dài gần bằng cuống lá.
- Cụm hoa đuôi sóc hình trụ, cũng phát triển đồng thời với lá. Hoa màu vàng. Quả nang mở 2 mảnh.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của Trung Ðông, được nhập trồng từ lâu làm cây cảnh ven đường hay ven các hồ, nhất là ở miền Bắc Việt Nam.
Bộ phận dùng
Lá, hoa, quả, cành, rễ – Folium, Flos, Fructus, Ramudus, Radix Salicis Babylonicae.
Thành phần hoá học, tính vị
Thành phần hoá học
Lá chứa enzym salicinase.
Tính vị, tác dụng
- Lá, hoa, quả vị đắng, tính hàn.
- Cành và rễ khử phong, trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng. Lá, hoa vỏ bổ, se, làm mát máu, giải độc. Hạt Liễu có tơ làm mát máu, cầm máu, tiêu thũng.
Công dụng và những bài thuốc
Công dụng
- Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong
- Lá, hoa và quả dùng trị mụn nhọt độc, sưng tấy, lở ngứa. Ở châu Âu, vỏ cũng được dùng trị tê thấp, đau dây thần kinh, tẩy giun và sát trùng. Ở Ấn Ðộ, lá và vỏ cây được dùng trị sốt rét gián cách và sốt rét cơn, vỏ được dùng làm thuốc trị giun.
Những bài thuốc về cây Liễu
- Chữa bị thương gân xương đau nhức, hoặc bị bỏng uất nóng ở trong hoặc phong nhiệt đau nhói chỗ này sang chỗ khác hay tay chân co giật: Dùng cành lá liễu 40-60g sắc uống.
- Chữa mụn nhọt sưng tấy, dị ứng do sơn ăn lở ngứa: Dùng lá và cành liễu non 100-150g nấu nước uống và xông rửa.
- Chữa nhọt ở vú: Dùng lá liễu giã nát đắp, lúc đầu thấy nóng sau tiếp tục đắp thì bình thường rồi khỏi.
- Chữa sâu răng: Dùng cành liễu nấu cao xỉa.
- Chữa nôn, khạc ra máu: Dùng nhị hoa liễu sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g.
- Chữa trẻ em cam răng thối loét (Cam tẩu mã): Dùng nhị hoa liễu đốt tồn tính (không để chảy ra tro) tán nhỏ với một tý xạ hương hay băng phiến, xát vào chân răng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Người bệnh không tự ý áp dụng.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu.vn