Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, đu đủ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của thực phẩm này là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Thông tin chung
Đu đủ có nguồn gốc từ các vùng đất thấp ở miền Nam Mexico sau được đưa sang miền đông Trung Mỹ và miền Bắc của Nam Mỹ. Ngày nay, đu đủ được trồng nhiều ở các quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Philippines và Việt Nam.
Thông tin dinh dưỡng
Đu đủ chín có chứa tới 90% là nước, 13% đường cùng các loại carotenoit acid hữu cơ, các vitamin cùng xenluloz và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: photpho, magie, sắt…
Ngoài các dưỡng chất kể trên, còn có các loại men tiêu hóa chất đạm, trong đó có các papain và chymopapain và papaya protenaza.
Papain đóng vai trò như men papein có trong dạ dày và men trypsin có trong tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa các chất thịt cũng như ức chế sự phát triển của vi khẩn.
– Lá đu đủ có chứa các chất hỗ trợ làm chậm nhịp tim cũng như diệt amíp… Hạt đu đủ rất giàu các glucozit caricin và myrosin.
Tác dụng đối với sức khỏe
Là nguồn giàu chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa đóng vai trò ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do – các chất hóa học gây lão hóa cùng hàng loạt các vấn đề sức khỏe. Trong danh sách các chất chống oxy hóa quen thuộc, vitamin A, C, E và beta carotene đều là những dưỡng chất không thể không nhắc đến. Điều đáng ngạc nhiên là đu đủ lại là nguồn chứa tất cả những chất chống oxy hóa này với hàm lượng cao.
Ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng mắt liên quan đến lão hóa
Zeaxanthin – một loại chất chống oxy hóa – có khả năng loại bỏ các tia sáng xanh gây hại. Vì thế, các nhà dinh dưỡng học tin rằng zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thị giác, đồng thời giúp ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng của mắt.
Dù rằng trên thực tế, việc tiêu thụ nhiều trái cây đều được chứng minh là làm giảm nguy cơ cũng như ngăn chặn sự phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến lão hóa. Tuy nhiên, dù sao đu đủ cũng là một loại trái cây có hương vị tuyệt vời và dễ ăn phải không?
Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Những người thường xuyên hấp thu các chất dinh dưỡng ở hàm lượng cao thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn so với người có chế độ ăn uống kém dinh dưỡng. Một trong những dưỡng chất thiết yếu này chính là beta-carotene (thường có trong đu đủ, quả mơ, bông cải, dưa đỏ, bí đỏ và cà rốt).
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Việc tiêu thụ beta-carotene – một loại chất chống oxy hóa chứa trong đu đủ, đã được chứng minh về khả năng làm giảm nguy cơ gây bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Cancer Epidemiology and Prevention Biomarkers, đối với những người đàn ông trẻ tuổi, chế độ ăn giàu dưỡng chất beta-carotene có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Tăng cường sức khỏe xương
Tình trạng thiếu hụt vitamin K đã được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ gây gãy xương cao. Do đó, việc hấp thu đầy đủ dưỡng chất này là rất quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của xương. Nguyên nhân là do vitamin K có khả năng cải thiện quá trình hấp thụ canxi, đồng thời làm giảm hàm lượng canxi bị đào thải thông qua tiểu tiện – điều này có nghĩa là cơ thể sẽ giữ lại được nhiều canxi hơn để củng cố và tái xây dựng cấu trúc xương.
Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nếu có chế độ ăn giàu chất xơ và có mức glucozo trong máu thấp hơn sẽ cho thấy sự cải thiện đối với mức đường trong máu, lipid cùng insulin. Và đu đủ là một sự lựa chọn tuyệt vời bởi vì một trái đu đủ nhỏ cung cấp đến khoảng 3g chất xơ – tương đương với 17g carbohydrate.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Hàm lượng chất xơ, kali và vitamin chứa trong đu đủ có thể giúp đẩy lùi nguy cơ gây bệnh tim mạch. Việc tăng cường hấp thu kali, đồng thời giảm bớt hàm lượng muối ăn vào đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chế độ dinh dưỡng trở nên lành mạnh hơn. Nhờ đó, bạn có thể giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện tình trạng viêm
Choline – một dưỡng chất cực kỳ quan trọng và “đa năng” – chứa trong đu đủ có thể giúp hỗ trợ cơ thể của bạn nghỉ ngơi, duy trì các chuyển động của cơ bắp, đồng thời cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Bên cạnh đó, dưỡng chất này góp phần duy trì cấu trúc của các màng tế bào cũng như đóng vai trò hỗ trợ trong việc truyền tải các xung thần kinh, tăng cường hấp thu chất béo và làm giảm các triệu chứng của chứng viêm mãn tính.
Những món ngon
Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như sinh tố, canh đu đủ, gỏi đu đủ,…
Lưu ý khi sử dụng
Ăn hạt có thể bị ngộ độc
Trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Nếu ăn một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
Lá dễ gây ra dị ứng
Chất Papain (nhựa), một loại enzyme có nhiều trong lá đu đủ là loại chất dễ gây dị ứng. Rất nhiều người đã không biết dùng lá đun nước uống có thể gây ra dị ứng.
Nếu ăn, uống với số lượng lớn có thể kích hoạt một số rối loạn hô hấp như: thở khò khè, tắc nghẽn liên tục ở mũi, hen suyễn…
Ăn quá nhiều
Ăn nhiều loại trái cây này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng…
Nguyên nhân của các triệu chứng khó chịu trên là do có nhiều chất xơ, chất nhựa có thể khiến cho dạ dày phải tăng nhu động, hoạt động, cơ bóp hơn. Có một số trường hợp, còn gây ra kích thích dạ dày, nôn mửa.
Nếu ăn quá nhiều, chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia.
Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh
Đu đủ xanh có chất nhựa, khiến cho tử cung bóp mạnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn để tránh nguy cơ sinh non hoặc thậm chí sảy thai.
Không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn
Đu đủ có chứa lượng chất xơ dồi dào có thể khiến các bé đi ngoài lỏng phân, nếu không đủ nước thì lại dẫn đến tình huống ngược lại là táo bón. Dù là cho trẻ ăn đủ đủ chín hay xanh, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.
Không ăn đu đủ khi để lạnh
Nhiều người thường thích ăn đu đủ để lạnh bằng cách để chúng vô trong ngăn mát tủ lạnh và khi ăn lấy ra ăn cho thêm ngon miệng. Loại trái cây này có tính hàn, nếu để lạnh sẽ làm tăng tính hàn, không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi lựa chọn
– Chọn quả dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống còn nhựa dính thì ăn vừa ngọt lại thơm ngon, ít hạt, thịt dày.
– Nên tránh mua nếu trời mưa trước đó một vài ngày vì đu đủ ăn sẽ nhạt.
– Đu đủ ngon nhất là loại hai da: vỏ ngoài vàng có lốm đốm xanh nhỏ li ti, quả thuôn dài là đặc ruột.
– Nếu mua về làm gỏi, bạn nên chọn đu đủ mỏ vịt, trái mới hái, thịt còn cứng. Nếu trái hái để lâu, thịt mềm khi bào sợi sẽ không giòn.
– Nếu chọn đu đủ để nấu: bạn nên chọn loại vừa chín, vì đu đủ quá chín, sau khi nấu sẽ bị nhừ nát, làm cho nước bị đục, không còn đẹp và trong.
Những loại thực phẩm không nên ăn cùng
– Chanh và đu đủ: Sự kết hợp này có thể gây ra các vấn đề hemoglobin và thiếu máu.
– Không ăn ớt cùng gan dê, đu đủ và củ cải.
https://vietnammoi.vn/du-du-la-qua-gi-co-tac-dung-the-nao-voi-suc-khoe-113327.htm