Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, nước mía là thức uống quen thuộc. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của nước mía là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Thông tin dinh dưỡng
Theo con số thống kê chung thì 100ml nước mía có khoảng 269,1 calo. Ngoài ra trong 100ml có các thành phần dinh dưỡng khác đó là Natri 58mg, Kali 63mg, Sắt 3.6mg, Magie 10mg, Canxi 13mg…
Trong khối lượng này có tới 73 gram ( khoảng 70 phần trăm) là cacbonhydrat có thành phần chủ yếu là đường.
Tác dụng đối với sức khỏe
1. Chữa vàng da
Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da – một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan, vì thế mà có thể chữa bệnh vàng da.
2. Chữa lành các ổ nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi với một ly nước mía hàng ngày.
3. Tốt cho người bệnh sỏi thận
Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, bạn có thể thử uống nước mía một cách thường xuyên. Loại thức uống này cũng có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.
4. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nước mía tốt cho bệnh nhân tiểu đường của cả 2 tuýp vì loại thức uống này có chứa một chất làm ngọt tự nhiên. Vì vậy, nó không gây nguy hiểm hoặc làm tăng đường huyết. Người bệnh vẫn có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải, chưa không cần phải kiêng tuyệt đối.
5. Giàu chất dinh dưỡng
Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể do sốt cao.
6. Chữa các bệnh cúm và cảm lạnh
Nếu bạn nghĩ rằng uống loại thức uống này sẽ làm trầm trọng thêm chứng đau họng thì quả là sai lầm, bởi vì nó thực sự có thể giúp chữa lành các ổ viêm nên sẽ làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm.
7. Ngăn ngừa ung thư
Do có chứa nhiều kiềm trong thành phần nên loại thức uống này có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.
8. Giữ ẩm cơ thể
Hiện tượng cơ thể mất nước vẫn là một căn bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy để ngăn chặn điều này, bạn có thể dùng nước mía để nhiệt độ cơ thể được duy trì thấp hơn và làm ẩm cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng
Đau bụng, tiêu chảy
Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao, do đó những người thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng đi ngoài.
Tăng cân nhanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong loại thức uống này, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Vì vậy, những người béo phì không nên uống.
Dễ bị nhiễm khuẩn
Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng thường không đảm bảo vệ sinh, nên khi ép có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Không tốt khi uống với thuốc
Chất policosanol có trong loại thức uống này giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
https://vtc.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-nuoc-mia-voi-suc-khoe-khong-phai-ai-cung-biet-d474725.html