Cao huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp trong thời gian mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Cao huyết áp khi mang thai là một trong những tiền đề dẫn đến tiền sản giật, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống mẹ và bé. Vậy, làm thế nào khi bị cao huyết áp trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị cao huyết áp nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh cao huyết?
Trong quá trình mang thai, những thay đổi về sinh lý tim mạch (như tăng nhịp tim, tăng thể tích máu) khiến cho một số bộ phận của cơ thể buộc phải tăng sinh mạch máu. Chính vì vậy, cơ thể của người phụ nữ mang thai đòi hỏi lưu lượng máu nhiều hơn ở một số bộ phận như vú, tử cung, nhau thai,… Điều này có thể gây áp lực lên thành mạch máu, khiến cho huyết áp tăng lên.
Mẹ bầu bị cao huyết áp ăn gì: đồ ăn chứa Kali
Kali là khoáng chất cần thiết để tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ chức năng các dây thần kinh. Thai phụ cần duy trì một lượng kali nhất định trong cơ thể. Nếu không, huyết áp có thể tăng đột ngột gây ra nhiều vấn đề khác nhau.. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: khoai lang, bí đỏ, dưa hấu, sữa chua,… sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.
Chuối
Giàu kali và chất xơ, chuối cũng là loại thực phẩm thích hợp trong trường hợp huyết áp của bạn có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, kali có tác dụng đào thải bớt lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể và giúp ổn định huyết áp tốt hơn.
Táo, lê

Trong táo và lê đều có lượng kali dồi dào, khi vào cơ thể sẽ ức chế natri và protein sản sinh, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Trong thời gian mang thai, thận phải làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó, ăn táo sẽ làm nồng độ natri giảm xuống và để thận thư giãn.
Các sản phẩm từ sữa
Bổ sung sản phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chứa chất béo (như sữa, phô mai, sữa chua) vào chế độ ăn. Sữa chua có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao ở phụ nữ. Tiêu thụ phô mai ở mức độ vừa phải (ngay cả phô mai ít béo) do chúng có hàm lượng natri cao.
Mẹ bầu bị cao huyết áp ăn gì: đồ ăn có Vitamin C
Vitamin C sẽ giúp thúc đẩy sự thư giãn hệ thần kinh; ổn định tâm lý và tăng cường hoạt động của hệ thống thần kinh ở tim. Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên chọn nước cam hoặc chanh pha với nước ấm uống hàng ngày; rất có hiệu quả trong việc bổ sung điện giải, vừa giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh, cam giúp duy trì huyết áp ổn định; điều tiết lưu thông máu.
Cam, chanh, bưởi

Các loại trái cây họ nhà cam, quýt là những món ngon không thể thiếu nếu mẹ đang lo lắng khi bà bầu bị cao huyết áp nên ăn gì để sinh con an toàn. Hàm lượng vitamin C trong những loại quả này có tác dụng duy trì đường huyết ổn định ngay cả đối với trường hợp bà bầu bị huyết áp thấp.
Củ dền
Củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và đặc biệt là Vitamin C. Ngoài ra, Củ dền còn rất giàu oxit nitric, giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp. Bạn có thể dùng củ dền để nấu canh súp với cà rốt, khoai tây hoặc làm nước ép.
Kiwi
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của táo và kiwi đối với những người bị huyết áp cao. Kiwi cũng rất giàu vitamin C, có thể cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp ở những người tiêu thụ vitamin mỗi ngày.
Bà bầu bị cao huyết áp ăn gì: Protein thực vật
Protein thực vật với hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol; là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch. Các loại thực vật đầu bảng về protein là chuối, bí đỏ, rau xanh,… Đạm hay protein rất cần thiết cho việc bổ sung năng lượng cho cơ thể. Người bệnh cao huyết áp thường bị hoa mắt, chóng mặt và suy nhược cơ thể. Vì thế, bổ sung đạm là rất quan trọng. Trong đó, đạm có nguồn gốc từ thực vật sẽ tốt nhất cho mẹ bầu bởi nó lành tính, lại không gây đầy bụng.
Bí đỏ
Bí đỏ được xem là thực phẩm vàng vì bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin. Bên cạnh đó, bí đỏ rất giàu protein, có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước, có thể chống khát, lợi tiểu, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả.
Mẹ bầu bị cao huyết áp ăn gì: chất xơ
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn có thể làm hạ huyết áp. Đặc biệt vì chúng còn giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Thay ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì và bánh mì nguyên cám.
Yến mạch
Yến mạch chứa một loại chất xơ gọi là beta-glucan, có thể làm giảm mức cholesterol trong máu. Beta-glucan cũng có thể làm giảm huyết áp theo một số nghiên cứu.
Lưu ý cho mẹ bầu bị cao huyết áp
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng; thì mẹ bầu bị cao huyết áp cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều đường
- Giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Hạn chế ăn muối, giảm ăn mặn và đồ chế biến sẵn
- Giảm uống rượu, nước ngọt, cafe, trà xanh
Mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ thường xuyên và đo huyết áp với mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị cao huyết áp phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp. Đặc biệt, tham khảo các bác sĩ về dinh dưỡng thai kỳ để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu bị cao huyết áp để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Thực phẩm cho mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch, cải thiện sức khỏe
- Thực phẩm cho mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ, bảo vệ thai nhi
- Thực phẩm giúp ngăn ngừa rạn da cho bà bầu, cải thiện làn da
- Thực phẩm cho bà bầu bị hen suyễn, mẹ tròn con vuông
- Món ăn cho bà bầu có thai bị suy dinh dưỡng, tốt cho mẹ, khỏe cho bé
- Món ăn giúp hạn chế rụng tóc cho mẹ bầu, giúp mái tóc bóng mượt
Nguồn: Tổng hợp