Đau rốn khi mang thai là triệu chứng không thể bỏ qua, đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào khi bị đau rốn trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị đau rốn nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi, từ bên trong đến bên ngoài để có thể “chạy đua” theo sự phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau rốn mà nhiều mẹ bầu đang phải “cắn răng” chịu đựng. Bên cạnh đó, có thể là do biểu hiện của một số bệnh khu vực quanh lỗ rốn gây ra như: nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm, bệnh lý về dạ dày, tuyến tụy, …
Mật ong giàu vitamin C, E và các khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm, giảm ngứa, chống khô da, cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc được dân gian sử dụng để chữa nhiều vấn đề về sức khỏe từ rất lâu đời. Có thể trộn cùng bột nghệ khi uống để bổ sung thêm tính chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp vết thương chóng lành và giảm được các triệu chứng bệnh.
Mẹ bầu bị đau rốn nên ăn gì: Omega – 3
Axit béo omega – 3 là một loại chất béo rất tốt cho cơ thể. Chất béo này có công dụng là đào thải độc tố ra ngoài, giúp cân bằng nội tiết tố. Giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch; bằng cách tăng cường hoạt động của các đại thực bào (dạng hoạt hóa của các tế bào bạch cầu khi có tác nhân lạ như vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể). Bên cạnh đó, Omega 3 giúp giảm viêm, kháng viêm cực tốt; mang lại hiệu quả giảm đau cho mẹ bầu. Các thực phẩm có nguồn omega 3 lành mạnh như: Các loại hạt và dầu hạt; bơ, dầu ô liu, bơ thực vật, dầu cá… là những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị đau rốn nên ăn gì: Vitamin A
Vitamin A có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh bạch cầu trong cơ thể. Bạch cầu được mệnh danh là “những người gác đền của cơ thể”; có nhiệm vụ ngăn chặn sự tấn công của các loại virút, vi khuẩn và bệnh truyền nhiễm. Beta-carotene hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể; giúp giảm sự tích tụ các gốc tự do có hại, ngăn ngừa oxy hóa tế bào. Các thực phẩm giàu vitamin A như: Khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, …
Lưu ý mẹ bầu khi bổ sung Vitamin
Mẹ bầu có thể bổ sung Vitamin qua các viên uống. Tuy nhiên, không phải tất cả viên uống bổ sung Vitamin bán trên thị trường đều an toàn. Các mẹ bầu chỉ nên bổ sung các loại viên uống chứa hàm lượng khoáng chất tự nhiên; không pha trộn giữa nhiều khoáng chất và được cung cấp theo đơn thuốc của bác sĩ.
Mẹ bầu bị đau rốn nên ăn gì: Rau xanh
Trong rau xanh có chứa sắt, kali, canxi, magiê và vitamin nhóm B, vitamin K, C, E. Sự hiện diện của các Vitamin nhóm B: Các vitamin B2, B3, B5, B6 sẽ giúp tăng khả năng chuyển hóa đường, cân bằng nội tiết tố. Cơ thể mẹ bầu sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng trong các bữa ăn; giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây hại. Ngoài ra, giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố và quét sạch cặn bã ra bên ngoài. Mẹ bầu nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau cải, rau bí, xà lách, cải xoăn…
Mẹ bầu bị đau rốn nên ăn gì: Thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
Canh là món nhanh chóng, dễ chế biến, dễ ăn và dễ tiêu hóa nhất. Món ăn mềm, lỏng giúp dạ dày không phải hoạt động quá nhiều trong việc co bóp để tiêu hóa thức ăn; giảm bớt các cơn đau, hạn chế viêm loét.
Bên cạnh đó, súp cũng là món ăn dễ tiêu hóa giúp mẹ bầu bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể cũng như cho bé. Một bát cháo thơm ngon, bổ dưỡng không những kích thích vị giác; mà còn giúp tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Cháo hạt sen, cháo hoa hay cháo gạo lứt là những gợi ý hữu ích cần có trong chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa.
Mẹ bầu bị đau rốn không nên
- Ăn đồ cay nóng nhiều gia vị
- Sử dụng thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Uống rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
- Hút thuốc hay đến gần những người hút thuốc
- Dùng các thực phẩm tăng cường lipit máu: thịt mỡ, dăm bông
Lưu ý cho mẹ bầu bị đau rốn
Mẹ bầu bị rốn khi mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Không ngồi, đứng quá 30 phút một lần mà thay đổi vị trí thường xuyên.
- Nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi để tránh cọ sát với rốn gây đau đớn.
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, 5 thực phẩm dành cho mẹ bầu
- Mẹ bầu bị vẩy nến hồng nên ăn gì? 4 loại thực phẩm dành cho mẹ bầu
- Mẹ bầu bị đau dây chằng tròn ăn gì để cải thiện cơn đau?
- Thực phẩm cho mẹ bầu bị phù chân, giải pháp phòng ngừa
- Mẹ bầu bị huyết áp thấp ăn gì? 7 thực phẩm dành cho mẹ bầu
- Mẹ bầu bị nấm miệng nên ăn gì? 8 loại thực phẩm dành cho mẹ bầu bị nấm miệng
Nguồn: Tổng hợp