Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị đầy bụng trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị đầy bụng nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Đầy bụng là triệu chứng về tiêu hóa phổ biến và không loại trừ bất kì ai, kể cẩ phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường có dấu hiệu đi kèm như ợ chua, căng cứng phần bụng, có cảm giác bị trào ngược. Điều này khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi, đau nhức hay mất ngủ. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi.
Mẹ bầu bị đầy bụng nên ăn gì: Đu đủ


Đây là thực phẩm vàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu nhanh chóng xóa tan cảm giác khó chịu khi bị đầy bụng. Đu đủ chín có chứa dồi dào hàm lượng vitamin như: vitamin B1, B2, B6, PP…Trong đó, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Vitamin B2 có vai trò hỗ trợ bảo vệ thị giác, các cơ và hệ thần kinh của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, đu đủ chín cũng dồi dào các chất chống oxy hóa. Hàm lượng beta caroten trong loại quả này có vai trò chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể mẹ bầu kháng lại được một số bệnh nguy hiểm.
[elementor-template id="263870"]
Món ngon từ đu đủ cho mẹ bầu
- Đu đủ xanh hầm móng giò/xương heo/ sườn bò/ xương gà. …
- Gỏi đu đủ xanh đơn giản.
- Đu đủ xanh xào lòng gà
- Gỏi khô bò đu đủ xanh.
Bà bầu nên ăn đu đủ chín thời điểm nào là tốt nhất
Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ vì lúc này cơ thể của bà bầu chứa Fructoza cao. Khi mới thức dậy, cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên ăn hoa quả lúc gần đi ngủ vì chúng chứa đường khiến các bà bầu khó ngủ hơn. Ngoài ra mẹ bầu nên ăn đu đủ chín trước 1-2 giờ trước khi bước vào bữa ăn chính để cơ thể có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn đu đủ
Bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh suốt thai kỳ vì đu đủ xanh chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng nên lưu ý như sau:
- Không ăn đu đủ quá lạnh
- Không lạm dụng ăn đu đủ chín cùng một lúc vì chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn loại quả này hợp lý. Nên ăn 2-3 lần/tuần mỗi lần ăn 1 miếng vừa là đủ.
- Bỏ hạt trước khi ăn vì hạt đu đủ chín chứa chất độc.
Mẹ bầu bị đầy bụng nên ăn gì: Cà rốt


Cà rốt cho tính chất kháng viêm và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời kích thích hoạt động tiết dịch vị để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Trong cà rốt có lượng beta-carotene cao – chất sẽ chuyển đổi thành vitamin A, đây còn là một chất chống oxy hóa rất tốt. Cà rốt còn chứa lượng lớn vitamin C rất có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. Việc mẹ bầu tiêu thụ cà rốt hằng ngày cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ em bé bị dị tật thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống…
Món ăn từ cà rốt cho mẹ bầu
- Cháo yến mạch ức gà cà rốt
- Canh cà rốt nấu thịt heo
- Cà rốt áp chảo
- Thịt bò xào cà rốt
- Su su xào cà rốt
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà rốt
- Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể khiến lượng beta-carotene trong cơ thể mẹ bầu quá cao. Điều này có thể gây tử vong.
- Cà rốt có màu cam hoặc đỏ nên khi tiêu thụ chúng với số lượng quá lớn có thể khiến mẹ bầu bị vàng da. Lượng carotene trong cơ thể ở mức quá cao có thể gây ra tình trạng carotene huyết (cacarotenemia).
- Việc bà bầu ăn cà rốt quá nhiều có thể khiến lượng vitamin A trong cơ thể nhiều hơn mức cần thiết. Lượng vitamin A quá cao có thể gây cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
- Cà rốt là một loại rau ăn củ lành tính. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể bị dị ứng với các biểu hiện như đau đầu dữ dội, buồn nôn sau khi ăn. Mẹ nên thận trọng trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống.
- Nếu mẹ đang bị nhiễm trùng đường mật trong thai kỳ, cần tránh tiêu thụ quá nhiều loại củ này.
- Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước ép của loại củ này. Việc tiêu thụ quá nhiều thức uống này có thể khiến mẹ bầu đau đầu và rơi vào trạng thái hôn mê.
Mẹ bầu bị đầy bụng nên ăn gì: Nghệ


Trong nghệ có chứa các thành phần có tác dụng rất tốt khi bị kích ứng dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Uống nước nghệ tươi có tác dụng giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày hiệu quả. Curcumin trong nghệ không chỉ có tác dụng phục hồi viêm loét; mà còn có khả năng chống viêm mạnh. Bên cạnh đó với hợp chất chống oxy hóa mạnh, củ nghệ còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ kiểm soát và ức chế virus/ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Những món ăn từ nghệ tốt cho sức khỏe của bà bầu
- Rắc một ít bột nghệ vào cà ri, trứng, ngũ cốc và rau.
- Phụ nữ mang thai cũng có thể thêm nghệ vào sinh tố với trái cây và một quả bơ
- Có thể là một loại sinh tố dâu với bột nghệ hoặc với bơ như một nguồn chất béo.
Mẹ bầu bị đầy bụng không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị đầy bụng
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm gan A nên ăn gì để giảm các triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị hội chứng Volkmann nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị chốc lở nên ăn gì để giảm tình trạng viêm loét?
- Mẹ bầu bị khô da cổ nên ăn gì để giảm tình trạng sần sùi da?
- Mẹ bầu bị gãy xương đòn nên ăn gì để xương phục hồi nhanh chóng?
- Mẹ bầu bị thiếu nước nên ăn gì để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể?
Nguồn: Tổng hợp