Huyết khối tĩnh mạch não có thể gây áp lực dẫn đến sưng não. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể bị tổn thương mô não kéo theo nhiều rủi ro đáng lo ngại như: sảy thai liên tiếp, thai chậm phát triển, thai lưu, các dạng nghiêm trọng của việc bong nhau thai sớm và tiền sản giật. Vậy làm thế nào khi bị huyết khối tĩnh mạch não trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Huyết khối tĩnh mạch não là cục máu đông ở tĩnh mạch não. Đây là tĩnh mạch có trách nhiệm dẫn máu đi từ não đến tim. Nếu máu ứ đọng trong tĩnh mạch này, nó có thể rỉ vào các mô não, gây ra tình trạng xuất huyết hoặc sưng não nghiêm trọng.
Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì: Quả Bơ
Bơ là một trong những thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao rất tốt cho người bệnh. Nó là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng như cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E. itamin E giúp ngăn ngừa sự kết tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch. Hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên và gắn liền với sức khỏe tim mạch. Giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm được triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch; giảm nguy cơ mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não.
Món ngon từ bơ tốt cho bà bầu
Sinh tố bơ chuối
- Bước 1: Bơ rửa sạch, bóc vỏ rồi cắt miếng nhỏ (để dễ xay). Chuối bóc vỏ, cũng cắt nhỏ tương tự.
- Bước 2: Cho hỗn hợp bơ, chuối, sữa tươi và sữa đặc vào máy xay sinh tố, nếu bạn thích uống lạnh có thể cho thêm đá. Xay mịn hỗn hợp và cho ra ly.
Trứng gà lòng bơ xanh
- Bước 1: Luộc chín trứng, bóc vỏ, cắt làm đôi và tách lấy lòng đỏ.
- Bước 2: Tách thịt bơ nghiền nhỏ cùng với lòng đỏ trứng, một chút muối, một chút tiêu, một ít nước cốt chanh và rau mùi thái nhỏ.
- Bước 3: Xúc hỗn hợp đổ vô lại lòng trắng trứng đã luộc, trang trí theo sở thích và thưởng thức.
Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì: Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Ngoài ra, các loại hạt này còn có chứa nhiều chất đạm, đường phức hợp, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Cả hạt có vỏ cứng và ngũ cốc nguyên hạt đều giàu vitamin E, là chất chống đông máu tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều vitamin E không chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông đầu tiên mà còn ngăn chặn bệnh tái phát các cục máu đông. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Những món ăn ngon từ ngũ cốc cho phụ nữ mang thai:
- Ngũ cốc yến mạch cho bà bầu
- Ngũ cốc sữa chua hạnh nhân cho bà bầu
- Sữa chua ngũ cốc và chuối chín cho bà bầu
- Bánh quy ngũ cốc cho phụ nữ mang thai
Lưu ý mẹ bầu khi dùng ngũ cốc
Mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc trong tất cả các tháng của thai kỳ. Ăn ngũ cốc đan xen với các buổi ăn chính để hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn:
- Ăn sáng:Ngũ cốc là món ăn sáng rất lành mạnh và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng và chuyển đến thai nhi.
- Ăn bữa phụ:Mẹ có thể dùng ngũ cốc như một món ăn phụ, ăn vào những bữa ăn phụ. Sau khi ăn sáng xong khoảng 60 phút, ăn vào lúc xế chiều hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.
Ngoài ra, nếu cảm thấy thèm ăn vặt, mẹ có thể ăn ngũ cốc thay các món ăn vặt thông thường. Điều này vừa giúp mẹ bầu thoát được cơn thèm ăn vừa tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì: Đu đủ
Đu đủ chín có chứa dồi dào hàm lượng vitamin như: vitamin B1, B2, B6, PP…Trong đó, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó; đu đủ chín cũng dồi dào các chất chống oxy hóa, Vitamin E. Vitamin E giúp ngăn ngừa sự kết tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch. Hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên; và gắn liền với sức khỏe tim mạch. Giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm được triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch.
Bà bầu nên ăn đu đủ chín thời điểm nào là tốt nhất
Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ vì lúc này cơ thể của bà bầu chứa Fructoza cao. Khi mới thức dậy; cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên ăn hoa quả lúc gần đi ngủ vì chúng chứa đường khiến các bà bầu khó ngủ hơn. Ngoài ra mẹ bầu nên ăn đu đủ chín trước 1-2 giờ trước khi bước vào bữa ăn chính; để cơ thể có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn đu đủ
Bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh suốt thai kỳ vì đu đủ xanh chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng nên lưu ý như sau:
- Không ăn đu đủ quá lạnh
- Không lạm dụng ăn đu đủ chín cùng một lúc vì chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn loại quả này hợp lý. Nên ăn 2-3 lần/tuần mỗi lần ăn 1 miếng vừa là đủ.
- Bỏ hạt trước khi ăn vì hạt đu đủ chín chứa chất độc.
Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị tăng nhãn áp nên ăn gì để cải thiện tình trạng mắt?
- Mẹ bầu bị lẹo mắt nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị nổi mụn cóc nên ăn gì để giảm tình trạng mụn?
- Mẹ bầu bị nổi mụn thịt nên ăn gì để giảm tình trạng lây lan?
- Mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nguồn: Tổng hợp