Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy làm thế nào khi bị khô da chân trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị khô da chân nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Da khô, sần sùi hoặc nứt nẻ trên bàn chân khá phổ biến ở nhiều người do có ít tuyến dầu hơn các khu vực khác trên cơ thể. Da khô thường xuất hiện ở gót chân, hai bên bàn chân và giữa các ngón chân. Tình trạng này gây ra cảm giác khô, ngứa, khó chịu và thậm chí gây chảy máu. Điều này khiến mẹ không vui, khó chịu, tâm trạng kém, chán ăn, mệt mỏi hay mất ngủ. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi trong bụng.
Mẹ bầu bị khô da chân nên ăn gì: Cá hồi
Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng đầu cho bà bầu. Bà bầu có thể ăn cá hồi ở những tháng trong thai kỳ và sau thai kỳ. Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như: protein lành mạnh, acid béo Omega-3, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12. Giúp giảm viêm, loại bỏ độc tố và giúp da giữ độ ẩm. Điều này làm cho làn da được nuôi dưỡng, mềm mại và sáng hơn. Hơn nữa, giúp giữ cho các tế bào hoạt động tốt hơn, làm chậm lão hóa và bảo vệ da khỏi bị khô, bong tróc và nứt nẻ.
Các món ăn từ cá hồi tốt cho bà bầu
- Cá hồi sốt cà chua cho bà bầu
- Cá hồi hấp cho bà bầu
- Súp cá hồi cho bà bầu
- Ruốc cá hồi cho bà bầu
Lưu ý khi mẹ bầu ăn cá hồi
Để an toàn, mẹ bầu nên dùng khoảng 200 – 300g cá hồi/1 tuần. Để tránh nhiễm độc thủy ngân chứa trong cá. Dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp nhưng nếu dùng quá nhiều hàm lượng này sẽ tăng cao.
Cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao, mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính. Lượng cá khoảng 50 – 100g cho một lần chế biến với một chén mì hoặc một chén nui hay cơm… Không nên quá lạm dụng vì sẽ gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho cơ thể mẹ và bé.
Mẹ bầu bị khô da chân nên ăn gì: Cải xoăn
Cải xoăn cung cấp hàm lượng vitamin A, C giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ của cả mẹ và bé khỏe hơn. Cải xoăn có chứa các hợp chất giúp hấp thu axit mật, từ đó giảm lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, cải xoăn còn là nguồn giàu vitamin A, B, C, K, canxi, kẽm, ma-giê, sắt, axit folic và chất xơ. Các chất dinh dưỡng này giúp khắc phục da khô hiệu quả, giảm ngứa, cải thiện lưu thông máu, loại bỏ độc tố và chống oxy hóa.
Những món ăn từ cải xoăn tốt cho phụ nữ mang thai:
- Canh cải xoăn sườn non cho mẹ bầu
- Salad cải xoăn cho bà bầu
- Sinh tố cải xoăn cho mẹ bầu
Lưu ý khi mẹ bầu ăn cải xoăn
- Với những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu và những người có bệnh về thận, không nên dùng cải xoăn nhé.
- Cải xoăn được liệt vào danh sách nhóm thực phẩm nhiễm nhiều thuốc trừ sâu. Vì thế mẹ bầu nên lựa chọn loại cải xoăn được sản xuất hữu cơ và luôn nhớ rửa sạch trước khi chế biến.
Mẹ bầu bị khô da chân nên ăn gì: Cà chua
Cà chua giống như chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ bà bầu khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A và C, được biết như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có mối quan hệ cực kỳ quan trọng với việc làm lành vết nứt của da nối, liền các mạch máu nhỏ. Với lượng calo, đạm, xơ, axit folic, vitamin C, A; các khoáng chất như kali, canxi, natri, photpho,… nhiều dưỡng chất để duy trì sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Những món ăn từ cà chua tốt cho phụ nữ mang thai:
- Canh cà chua nấu tôm
- Canh cà chua cá thác lác
- Canh cà chua khoai tây
- Tôm xào cà chua
- Bò xào cà chua
- Cá sốt cà chua thì là
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà chua
- Bà bầu ăn cà chua tươi thay vì các loại đóng hộp hay các chế phẩm như nước sốt cà, tương cà…
- Cà chua chứa nhiều acid, vì vậy ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng. Những mẹ bầu đang khó chịu vì ợ nóng nên tránh ăn nhiều; nếu không muốn tình trạng thêm trầm trọng.
- Trong nhiều trường hợp, bổ sung cà quá mức còn có thể gây ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ bầu.
- Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì mỗi ngày bà bầu ăn cà chua một quả. Vì nếu quá lạm dụng thì sẽ gây phản tác dụng như trào ngược axit, ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ bầu.
- Ngoài ra, bà bầu không nên ăn cà chua chưa chín, không ăn lúc đói, không chế biến quá chín kỹ… để đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất cho cơ thể.
Mẹo vặt giúp mẹ chọn và bảo quản cà chua đúng cách
- Chọn cà chua có màu đỏ tươi, vỏ căng mọng và không bị bầm dập.
- Chọn quả mềm vừa phải, không chọn trái mềm nhũn, vỏ có nhiều nếp nhăn.
- Cà chua để ở nơi thoáng mát, khô ráo (nhiệt độ phòng) có thể sử dụng trong khoảng 2-3 ngày.
- Muốn cà nhanh chín, mẹ có thể để lẫn chung với táo.
- Không nên dùng nồi nhôm, gang để chế biến cà chua.
Mẹ bầu bị khô da chân không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị khô da chân
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì để giảm thình trạng nhiễm bệnh?
- Mẹ bầu bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?
- Mẹ bầu bị hôi nách nên ăn gì để giảm mùi hôi cơ thể?
- Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch nông nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
- Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị phù chân nên ăn gì để giảm tình trạng đau nhức chân?
Nguồn: Tổng hợp