Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên dễ mắc bệnh nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Vậy làm thế nào khi bị lỵ trực trùng trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị lỵ trực trùng nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Bệnh có thể gây mất nước, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa cho người mẹ. Thể điển hình cấp tính có biểu hiện lâm sàng là sốt, đại tiện nhiều lần, phân có nhầy và máu, có những cơn đau quặn bụng và mót rặn khi đại tiện. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và có thể làm kích thích co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu bị lỵ trực trùng nên ăn gì: Các loại đậu

Đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm axit folic. Dưỡng chất vitamin B9 có trong đậu có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh lỵ trực trùng ở mẹ bầu; ngăn ngừa sự phát triển bệnh,… Vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình sao chép; tạo AND, hỗ trợ phân chia tế bào và tạo tế bào mới. Chất xơ và các tinh bột có trong đậu có thể giúp ngăn ngừa thèm ăn. Bà bầu ăn đậu giúp kiểm soát thèm ăn; từ đó ổn định cân nặng và phóng bệnh béo phì hay tăng cân quá mức. Lượng sắt dồi dào có trong các loại đậu giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho bà bầu khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Các loại đậu tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai:
- Đậu đen
- Đậu xanh
- Đậu ngự
- Đậu Hà Lan
Mẹ bầu bị lỵ trực trùng nên ăn gì: Tỏi

Tỏi là gia vị có chứa nhiều sulfur (lưu huỳnh); đây là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm virus. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong tỏi còn chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường và điều trị nhiễm trùng rất tốt.
Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi
- Tỏi nấu chín, mỗi lần 1 – 2 củ ngày 2 – 3 lần.
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói.
- Bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến mẹ bầu bị loãng máu. Tỏi có đặc tính làm loãng máu, tốt nhất trước 2 tuần sinh mẹ không nên ăn tỏi.
Mẹ bầu bị lỵ trực trùng nên ăn gì: Chuối

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi trái chuối sẽ cung cấp khoảng 0,4 mg vitamin B6. Vitamin B6 là hoạt chất không thể thiếu trong hoạt động chuyển hóa đạm, chất béo và carbohydrate. Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu dạ dày ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần. Mẹ bầu ăn chuối không những cải thiện bệnh mà còn giúp bé có một hệ thần kinh khỏe mạnh.
Mẹ bầu bị lỵ trực trùng nên ăn gì: Probiotic

Men tiêu hóa Probiotic không chỉ tốt cho đường ruột; chúng còn đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Probiotic là những vi khuẩn sống thân thiện có lợi cho đường ruột; giúp khôi phục hệ lợi khuẩn trong cơ thể. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa; tăng cường sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể. Sữa chua giúp bổ sung vitamin B12, C, D và kẽm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm; giảm thiểu những tác hại của các vết thương do bệnh lỵ trực trùng gây ra. Thực phẩm khác chứa probiotic bạn nên bổ sung gồm có kim chi, dưa cải muối, súp miso,…
Mẹ bầu bị lỵ trực trùng không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: bưởi, cam, quýt.
- Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu hà lan, bông cải xanh, súp lơ.
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị lỵ trực trùng
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tai ngoài nên ăn gì để giảm viêm nhiễm?
- Mẹ bầu bị viêm đại tràng nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm ruột thừa nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm kết mạc nên ăn gì để cải thiện mắt?
- Mẹ bầu bị viêm màng ối nên ăn gì để tăng sức đề kháng?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ nên ăn gì để cải thiện máu?
Nguồn: Tổng hợp