Dinh dưỡng tốt không chỉ quyết định sự phát triển của thai nhi. Mà còn giúp các mẹ bầu có thể hạn chế các vấn đề xấu về sức khỏe trong quá trình mang thai. Vậy, làm thế nào khi bị nấm miệng? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị nấm miệng nên ăn gì?
Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Mẹ bầu bị nấm miệng nên ăn gì?
Ngũ cốc
Ngũ cốc là món quà quý giá, là thực phẩm tương thích với con người. Rất tốt cho bạn khi bị nấm candida. Đặc biệt vì chúng làm mạnh hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Một số loại ngũ cốc tốt như đậu tương, yến mạch.
Sữa chua

Các sản phẩm có chứa men vi sinh hay chứa lợi khuẩn như sữa chua sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng dinh dưỡng. Trong sữa chua có chứa khuẩn Lactobacillus acidophilus có thể khống chế nấm Candida đặc biệt là bệnh nấm Candida ở miệng. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa axit lactic. Loại axit này giúp kích thích gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột. Giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột. Giúp quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Dầu thực vật
Các loại dầu thực vật giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách chiến đấu chống lại nấm candida. Axit lauric và axit caprylic trong các loại dầu này chấm dứt sự phát triển quá mức của nấm men Candida bằng cách giết chết chúng.Một số loại dầu thực vật nên sử dụng như dầu olive, dầu dừa nguyên chất ép lạnh, dầu hạt lanh.
Thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàu vitamin C có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nhờ vậy, giúp đẩy lùi được các mầm mống bệnh nguy hại. Bạn nên ăn nhiều cam, dứa, kiwi, bông cải xanh…để giúp hỗ trợ bệnh tốt hơn.
Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A cũng góp phần lớn giúp phòng ngừa bị nấm Candida. Các loại trái cây màu vàng như cà rốt, đu đủ, xoài chín, dầu cá, cà chua đều rất giàu vitamin A, luôn cần được bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn
Hành tây

Hành tây không chỉ là nguyên liệu tốt mà còn được dùng như một loại thuốc. Đặc tính chống nấm mạnh của hành tây giúp nó trở thành một loại thực phẩm tuyệt vời chống lại bệnh nấm candida.
Tỏi

Vì lượng lưu huỳnh và các hoạt chất allicin có trong tỏi là những chất chống nấm tự nhiên. Mẹ bầu bị nấm miệng nên bổ sung tỏi trong chế độ ăn hằng ngày, chúng có thể giúp bạn chữa viêm nấm Candida dứt điểm. Đồng thời làm tăng tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Rong biển
Rong biển có tác dụng đặc biệt trong việc chiến đấu chống lại bệnh nhiễm nấm candida. Vì vậy rong biển giàu iốt giúp cân bằng tuyến giáp. Nó cũng giúp loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại ra khỏi cơ thể và làm sạch ruột.
Mẹ bầu bị nấm miệng không nên ăn gì ?
Thực phẩm lên men

Nấm Candida là một loại nấm men. Chính vì vậy, những thực phẩm lên men chính là điều kiện giúp nấm Candida phát triển mạnh hơn. Mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh xa dưa chua, bánh mì, pho mát, dăm bông
Thực phẩm cay, nóng
Thực phẩm cay, nóng sẽ làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng. Khiến cho tình trạng tổn thương, các vết lở loét do nấm Candida trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chứa chất kích thích

Chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas… sẽ khiến mất cân bằng hệ sinh vật khiến nấm Candida sinh sôi và phát triển nhiều hơn bình thường. Đồng thời những chất này còn khiến lượng oxy trong máu suy giảm, lượng máu cung cấp cho vùng kín cũng thay đổi, nấm có điều kiện sinh sôi, phát triển
Lưu ý khi mẹ bầu bị nấm miệng
Nấm miệng thường có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc kháng nấm. Tuy nhiên nhiễm nấm có thể là một triệu chứng của vấn đề y tế khác, vì vậy mẹ bầu nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cần kết hợp với:
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
- Hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày.
Hầu hết các thuốc dùng chữa nấm đều không gây độc cho thai nhi, nhưng cần chú ý:
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng liều quá cao
- Tránh để thuốc tiếp xúc với những nơi nhạy cảm (niêm mạc miệng, lưỡi, hầu, vùng bị tổn thương)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu bị dị ứng thời tiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Thực phẩm cho mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch, cải thiện sức khỏe
- Thực phẩm cho mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ, bảo vệ thai nhi
- Thực phẩm dành cho mẹ bầu bị đa nang buồn trứng sau sinh
- Thực phẩm cho bà bầu bị hen suyễn, mẹ tròn con vuông
- Món ăn cho bà bầu có thai bị suy dinh dưỡng, tốt cho mẹ, khỏe cho bé
- Món ăn giúp hạn chế rụng tóc cho mẹ bầu, giúp mái tóc bóng mượt
Nguồn: Tổng hợp