Mọc mụn rất phổ biến ở các bà bầu, có thể mẹ bị mụn lâu năm từ trước khi bầu bí, hay khi bầu mới bị, hoặc sau khi sinh thì nổi mụn. Về cơ bản, đây là hiện tượng thông thường do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Vậy làm thế nào khi bị nổi mụn lưng trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị nổi mụn lưng nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Các mẹ bầu bị mụn lưng do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây: Bởi thân nhiệt của bà bầu lúc nào cũng cao hơn so với người bình thường. Chính vì vậy mồ hôi tiết ra nhiều hơn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Bất kỳ một bà bầu nào cũng sẽ thay đổi hormone khi thai nhi hình thành và phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề ngoài da ở bà bầu. Do chế độ ăn uống thất thường gây nên, nhất là những bà bầu bị nghén nên chế độ ăn uống ngủ nghỉ có thể bị thay đổi theo, gây ra những rối loạn nội tiết tố bên trong.
Mẹ bầu bị nổi mụn lưng nên ăn gì: Sữa chua
Trong sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi Lactobacillus giúp cân bằng hệ vi sinh bên trong môi trường âm đạo, hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến. Sữa chua còn bổ sung vitamin B12, C, D và kẽm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm; giảm thiểu những vi khuẩn gây hại; giúp cân bằng độ pH, hệ vi sinh vật trong âm đạo; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ra nhiều huyết trắng. Tuy nhiên cần lưu ý chọn sữa chua nguyên chất không đường để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn sữa chua
Thời gian tốt nhất mẹ bầu ăn sữa chua là từ 30 phút đến 2 tiếng sau giờ ăn trưa. Đây là thời điểm rất thuận lợi để mẹ hấp thu canxi trong sữa chua hiệu quả nhất. Vì lúc này, nồng độ canxi trong cơ thể mẹ xuống mức thấp nhất nên có đủ điều kiện để hấp thu canxi. Đây là thời điểm giúp mẹ hấp thụ vitamin B tốt nhất.
Mẹ nên hạn chế mua các loại sữa chua làm từ sữa nguyên kem vì chúng có chứa chất béo bão hòa không tốt. Nếu tiêu thụ nhiều mẹ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khi lựa chọn sữa chua mẹ nên lựa chọn những loại ít béo để đảm bảo hơn.
Mẹ bầu bị nổi mụn lưng nên ăn gì: Cá hồi
Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng đầu cho bà bầu. Bà bầu có thể ăn cá hồi ở những tháng trong thai kỳ và sau thai kỳ. Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như: protein lành mạnh, acid béo Omega-3, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12. Bên cạnh đó, Omega 3 tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc da, giúp da khỏe mạnh, mềm mịn và ít bị tổn thương khi có các yếu tố tác động. Do đó, bổ sung nhóm thực phẩm vào chế độ ăn có thể phục hồi các tế bào tổn thương, kiểm soát triệu chứng trên da và ngăn ngừa tình trạng mụn lan rộng.
Các món ăn từ cá hồi tốt cho bà bầu
- Cá hồi sốt cà chua cho bà bầu
- Cá hồi hấp cho bà bầu
- Súp cá hồi cho bà bầu
- Ruốc cá hồi cho bà bầu
Lưu ý khi mẹ bầu ăn cá hồi
Để an toàn, mẹ bầu nên dùng khoảng 200 – 300g cá hồi/1 tuần. Để tránh nhiễm độc thủy ngân chứa trong cá. Dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp nhưng nếu dùng quá nhiều hàm lượng này sẽ tăng cao.
Cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao, mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính. Lượng cá khoảng 50 – 100g cho một lần chế biến với một chén mì hoặc một chén nui hay cơm… Không nên quá lạm dụng vì sẽ gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho cơ thể mẹ và bé.
Mẹ bầu bị nổi mụn lưng nên ăn gì: Củ cải trắng
Củ cải trắng không chỉ được dùng để làm phong phú bữa ăn mà còn có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Trong củ cải trắng có chứa hoạt chất kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm viêm. Những hợp chất này trong củ cải có tác dụng sản sinh hồng cầu, tăng cường quá trình hấp thu và vận chuyển tối da lượng oxi có trong máu. Mẹ bầu nên dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống.
Những lưu ý khi ăn củ cải trắng khi mang bầu
- Không được ăn củ cải sống, nên ăn củ cải đã được nấu chín.
- Không nên ăn nhiều củ cải có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
- Tránh ăn những món củ cải muối sẽ rất hại cho bà bầu.
- Bà bầu huyết áp thấp không nên ăn nhiều củ cải trắng.
Một số thực phẩm không thể kết hợp với củ cải trắng
- Ăn củ cải ngay sau khi uống thuốc: Củ cải có chức năng giải thuốc nhất định, ăn cùng một lúc sẽ giảm bớt công hiệu của thuốc.
- Tránh ăn củ cải cùng cà rốt: Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao còn trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Bà bầu ăn củ cải trắng cùng lúc với cà rốt sẽ làm mất đi công dụng của nó.
- Không nên ăn cùng mộc nhĩ: Bà bầu ăn củ cải trắng kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da.
Mẹ bầu bị nổi mụn lưng không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị nổi mụn lưng
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị hở van tim nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị bướu cổ nên ăn gì để tránh ảnh hưởng thai kỳ?
- Mẹ bầu bị trĩ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị bỏng nên ăn gì để vết thương mau lành?
- Mẹ bầu bị hẹp van tim hai lá nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
- Mẹ bầu bị ho gà nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nguồn: Tổng hợp