Tình trạng nóng lòng bàn tay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi; nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Điều này làm thai nhi sinh ra chậm phát triển hoặc thai nhi bị thiếu máu. Vậy làm thế nào khi bị nóng lòng bàn tay trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Tình trạng các đầu ngón tay bị nóng ở lòng bàn tay gây cảm giác ngứa và giống như bị đầu kim chích nhẹ vào tay. Đây là vị trí tập trung rất nhiều các tế bào thần kinh, do đó vô cùng nhạy cảm. Đa số những người mắc hiện tượng này đều thấy tay trở nên mất sức, những hoạt động cầm, nắm.
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì: Thực phẩm giàu Axit folic
Axit folic hay còn gọi là folate hoặc vitamin B9, là một trong 13 vitamin cần được cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Axit folic là vi chất quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo bổ sung trong giai đoạn thai kỳ, là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA. Bà bầu không được cung cấp đủ axit folic sẽ dẫn đến nóng lòng bà tay, khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống.
Các loại đậu

Đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm axit folic. Dưỡng chất vitamin B9 có trong đậu có tác dụng giảm nguy cơ nóng lòng bà tay ở mẹ bầu; ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú,… Vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình sao chép; tạo AND, hỗ trợ phân chia tế bào và tạo tế bào mới. Chất xơ và các tinh bột có trong đậu có thể giúp ngăn ngừa thèm ăn. Bà bầu ăn đậu giúp kiểm soát thèm ăn; từ đó ổn định cân nặng và phóng bệnh béo phì hay tăng cân quá mức. Lượng sắt dồi dào có trong các loại đậu giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho bà bầu khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Các loại đậu tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai:
- Đậu đen
- Đậu xanh
- Đậu ngự
- Đậu Hà Lan
Củ dền

Củ dền rất giàu axit folic, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mô của cơ thể. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương sống của bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lượng chất xơ có trong củ dền giúp giảm bớt các rối loạn tiêu hóa; và nuôi dưỡng thai nhi. Những chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón và cải thiện sức khỏe đường ruột. Củ dền còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi; đồng thời tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình sinh nở diễn ra được dễ dàng hơn.
Những món ăn từ củ dền tốt cho mẹ bầu:
- Nước ép củ dền
- Canh củ dền nấu sườn non
- Salad củ dền thịt ức gà
- Canh cà rốt củ dền nấu tôm
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì: Rau xanh
Trong rau xanh có chứa sắt, kali, canxi, magiê và vitamin nhóm B, vitamin K, C, E. Sự hiện diện của các Vitamin nhóm B: Các vitamin B2, B3, B5, B6 sẽ giúp tăng khả năng chuyển hóa đường. Ổn định và cân bằng nội tiết tố, cải thiện được chức năng tiêu hóa; giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh; giúp máu lưu thông lên não được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nóng lòng bàn tay. Mẹ bầu nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau cải, rau bí, xà lách, cải xoăn…
Cải bó xôi

Cải bó xôi có hàm lượng sắt khá cao. Bà bầu ăn cải bó xôi giúp cung cấp một lượng sắt thiết yếu cho cơ thể mẹ. Sắt sẽ tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu máu khỏe mạnh, đảm bảo cung cấp đủ lượng máu thai kỳ cho mẹ. Cải bó xôi rất giàu vitamin A và C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Không những vậy, những dưỡng chất này còn có tác dụng giúp hỗ trợ sự phát triển thị lực của bé.
Bắp cải

Bà bầu ăn bắp cải giúp tăng cường sức đề kháng nhờ lượng vitamin C đồi dào có trong bắp cải. Khả năng đề kháng cao, hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bảo vệ mẹ khỏi những tác nhân xấu cho sức khỏe. Chất xơ có trong bắp cải cũng giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Bên cạnh đó, chất xơ có có chức năng duy trì lượng đường trong máu và do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì: Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Ngoài ra, các loại hạt này còn có chứa nhiều chất đạm; đường phức hợp, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Đối với tim mạch, những loại thực phẩm này đặc biệt có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể; và làm giảm cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp duy trì vóc dáng cân đối; kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một số các loại hạt mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn:
- Hạt óc chó
- Hạt macca
- Hạt hạnh nhân
- Yến mạch
- Gạo lức
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, 5 thực phẩm dành cho mẹ bầu
- Mẹ bầu bị vẩy nến hồng nên ăn gì? 4 loại thực phẩm dành cho mẹ bầu
- Mẹ bầu bị đau dây chằng tròn ăn gì để cải thiện cơn đau?
- Thực phẩm cho mẹ bầu bị phù chân, giải pháp phòng ngừa
- Mẹ bầu bị huyết áp thấp ăn gì? 7 thực phẩm dành cho mẹ bầu
- Mẹ bầu bị nấm miệng nên ăn gì? 8 loại thực phẩm dành cho mẹ bầu bị nấm miệng
Nguồn: Tổng hợp