Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hướng làm cơ thể thay đổi khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề như rạn da, sạm da, nhức mỏi, …Và, rối loạn thần kinh thực vật cũng chính là một trong những vấn đề đó. Vậy, làm thế nào khi bị rối loạn thần kinh thực vật? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Những món ăn cho mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật là một phần của hệ thần kinh giúp kiểm soát những hoạt động vô thức của con người. Ví dụ nhịp đập của trái tim, việc hô hấp, tiêu hóa, tiết mồ hôi,… Hệ thần kinh này hoạt động độc lập với ý muốn của con người. Khi ta ngủ say thì hệ này vẫn làm việc chăm chỉ để tim đập; phổi thở, dạ dày co bóp tiêu hóa, tiết mồ hôi…Hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn do nhiều nguyên nhân. Từ đó, dẫn đến những biểu hiện bất thường của cơ thể như hồi hộp; tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết mồ hôi, tiểu tiện,…
Món ăn cho mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật: Giàu Protein
Món ăn cho mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật: Giàu Vitamin C
Vitamin C sẽ giúp chống oxy hóa, thúc đẩy sự thư giãn hệ thần kinh; ổn định tâm lý và tăng cường hoạt động của hệ thống thần kinh ở tim. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Cam, chanh, bưởi, cà chua, rau ngót , súp lơ,…
Thực phẩm cho mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật: Giàu Vitamin B
Tăng cường vitamin nhóm B cũng giúp làm tăng nồng độ hormone cysteine trong máu; ổn định nhịp tim, hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm như: Chuối, hạt điều, bơ, quả óc chó, măng tây,…
Món ăn cho mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật: Giàu Omega 3
Món ăn mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật nên hạn chế sử dụng
Hạn chế sử dụng cà phê, nước tăng lực
Cafein trong cà phê, nước tăng lực vốn được ưa chuộng bởi khả năng làm tăng sự tỉnh táo, tăng độ tập trung trí óc, giúp làm việc hiệu quả hơn. Nhưng đây chính là một trong các tác nhân kích thích hệ thần kinh khiến tay chân run nhiều hơn, tim đập nhanh và mạnh hơn. Khiến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật trở nên khó kiểm soát.
Không uống nhiều rượu, bia
Đây là các chất ức chế, gây rối loạn chức năng não bộ và làm nặng thêm các triệu chứng run rẩy tay chân, nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, một chút rượu vang hay một lon bia có thể để kích thích tiêu hóa và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn không phải kiêng tuyệt đối rượu, bia và các thức uống có cồn khác
Giảm bớt chất béo trong khẩu phần ăn
Mặc dù không trực tiếp gây rối loạn thần kinh thực vật; nhưng việc sử dụng quá nhiều đồ ăn chiên rán, mỡ, nội tạng động vật chứa nhiều chất béo xấu. Nhiều cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ; đồng thời khiến bệnh rối loạn thần kinh thực vật tiến triển nặng hơn. Thay vì sử dụng mỡ bạn nên sử dụng dầu thực vật, dầu ô liu. Nhưng không nên chiên rán ở nhiệt độ quá cao (trên 180 độ) khiến dầu bị biến tính, sinh ra nhiều độc tố và các gốc tự do gây oxy hóa, tổn thương tế bào thần kinh.
Lưu ý khi mẹ bầu sử dụng thực phẩm giàu protein
Khi bị hấp thụ quá nhiều Protein động vật, cơ thể sẽ gặp các chứng bệnh về tim mạch, béo phì và hàm lượng cholesterol trong máu cao quá mức cho phép. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, có thể dẫn đến biến chứng thành nhiều bệnh khác. Do đó, cần có chế độ liều lượng nhất định khi chế biến các loại thực phẩm từ protein động vật.
Thay vào đó, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại thẩm phẩm chứa protein từ thực vật. Protein thực vật với hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol; là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch. Các loại thực vật đầu bảng về protein là đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu bị bị rối loạn thần kinh thực vật để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Omega-3 và những lợi ích đối với sức khỏe
- TOP 20+ thực phẩm giàu canxi cho bà bầu để thai kỳ khỏe mạnh
- Bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Món ăn cho mẹ bầu bị đau dạ dày, tăng hệ miễn dịch thai nhi
- Món ăn cho bà bầu có thai bị suy dinh dưỡng, tốt cho mẹ, khỏe cho bé
Nguồn: Tổng hợp