Bệnh truyền nhiễm là gì
Bệnh truyền nhiễm (Infectious diseases) là những rối loạn gây ra bởi các sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Cơ thể con người là nơi tập hợp rất nhiều sinh vật sống bên trong và cả bên trên bề mặt da, tóc, lông. Chúng thường vô hại hoặc thậm chí còn có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, một số sinh vật có thể gây bệnh.
Những bệnh này có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Mức độ lây sẽ khác nhau giữa các loại bệnh, những bệnh có khả năng lây lan cao có thể tạo thành dịch, đại dịch và có thể gây ra nhiễm bệnh thậm chí tử vong nhiều người cùng một thời điểm.
Vẫn có bệnh có thể truyền từ côn trùng hoặc từ động vật khác sang. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sinh vật gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh thường bao gồm sốt và mệt mỏi. Nhiễm trùng nhẹ có thể đáp ứng với nghỉ ngơi và các biện pháp khắc phục tại nhà, nhưng nếu mức độ nặng đe dọa tính mạng thì người bệnh cần nhập viện.
Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm
- Vi khuẩn: những sinh vật đơn nhân này là “thủ phạm” của các bệnh như viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lao.
- Virus: virus thậm chí nhỏ hơn vi khuẩn và gây ra vô số bệnh từ cảm lạnh thông thường đến AIDS, COVID-19,…
- Nấm: nhiều bệnh ngoài da, như giun đũa và chân của vận động viên, là do nấm. Các loại nấm khác có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc hệ thần kinh của bạn.
- Ký sinh trùng: sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng qua vết muỗi anophen đốt. Các ký sinh trùng khác có thể được truyền sang người từ phân động vật.
Một số nguyên nhân khác chẳng hạn như nhiễm qua đường lây truyền. Đường lây truyền có thể chỉ một hoặc nhiều đường phối hợp, có thể mức độ lây lan không phải là giống nhau giữa các hình thức. Gồm:
Hô hấp
Thông qua các giọt bắn, thường đặc biệt tăng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Các giọt bắn này có thể lơ lửng trong không khí một khoảng thời gian và bám vào đủ loại bề mặt. Do đó, đây là cách thức đặc biệt dễ lây lan. Do khả năng phát tán cao và khó kiểm soát thông thường. Cộng đồng càng đông đúc thì việc này càng không thể lường được. Ví dụ như đại dịch nguy hiểm nhất hiện nay (COVID-19)
Lây qua đường tiêu hóa
Đây cũng là một hình thức lây nhiễm phổ biến, đặc biệt là các bệnh tiêu hoá. Các mầm bệnh này sẽ lây qua đường ăn uống, thực phẩm và nguồn nước. Ngoài ra, không quản lý tốt vệ sinh nơi sinh sống, đặc biệt là nguồn phân thì tăng nguy cơ lây nhiễm qua đường này gấp nhiều lần, phân người hay phân động vật đều có nguy cơ.
Một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá nổi bật:
- Tả, bệnh này có thể gây dịch lớn nếu kiểm soát không tố.
- Bệnh lỵ. có thể do lỵ trực trùng hoặc lỵ amib.
- Thương hàn.
- Viêm gan siêu vi A.
Từ động vật sang người
Nếu bị động vật mang bệnh cắn hoặc cào, khả năng nhiễm bệnh là rất cao và thậm chí có thể tử vong. Xử lý chất thải động vật không đúng cách cũng tồn tại mối nguy hiểm về bệnh lây truyền, chẳng hạn như nhiễm toxoplasma khi dọn phân cho mèo.
Truyền từ mẹ sang con
Đây được gọi là lây truyền dọc, trong khi những phương thức trên được gọi là lây truyền ngang. Một số bệnh lý phổ biến có thể lây từ mẹ sang con. Thông thường đa phần các trường hợp, con mắc bệnh sẽ nặng nề hơn mẹ. Thậm chí có những trường hợp thai kỳ sẽ gián đoạn do hậu quả của sự lây nhiễm. Một số bệnh có thể đi theo con đường từ sản phụ đến thai nhi bao gồm:
- Nhiễm virus rubella.
- Viêm gan siêu vi B
- Nhiễm HIV
- Giang mai
- Nhiễm virus HPV
Chuẩn đoán và điều trị hiệu quả
Cách biện pháp chuẩn đoán bệnh
Xét nghiệm: nhiều bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau. Việc thu mẫu dịch tiết cơ thể để xét nghiệm sẽ giúp định danh vi khuẩn cụ thể gây bệnh, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm nước tiểu;
- Soi tươi niêm mạc họng;
- Xét nghiệm phân;
- Chọc dò tủy sống.
Chẩn đoán hình ảnh: các kỹ thuật hình ảnh học như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp xác định chẩn đoán và loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Sinh thiết: là kỹ thuật trích một mẫu mô nhỏ từ một cơ quan nội tạng để xét nghiệm. Sinh thiết mô phổi có thể kiểm tra một lúc nhiều loại nấm gây ra một loại viêm phổi.
Điều trị sao cho hiệu quả
Sau khi chuẩn đoán và biết chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp trị liệu phù hợp với từng loại. Và đa phần là sẽ dùng thuốc:
Kháng sinh
Một số loại vi khuẩn đặc biệt nhạy cảm với các nhóm kháng sinh đặc biệt. Thuốc kháng sinh thường được dùng điều trị riêng cho tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn vì những loại thuốc này không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây ra.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng kháng sinh dẫn đến tình trạng một số loại vi khuẩn phát triển đề kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh (lờn thuốc), khiến quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus đã được phát triển để điều trị một số virus, chẳng hạn như các virus gây ra:
- HIV/AIDS
- Mụn rộp sinh dục herpes
- Bệnh viêm gan B
- Viêm gan C Cúm
Thuốc kháng ký sinh trùng
Vài bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng như sốt rét đã có thuốc để điều trị. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng đã phát triển đề kháng với thuốc.
Thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm bôi ngoài da có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da hoặc móng do nấm. Một số bệnh nhiễm nấm như những bệnh ảnh hưởng đến phổi hoặc màng nhầy có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống.
Mách bạn một số cách phòng chống bệnh hiệu quả
- Rửa tay đúng cách;
- Không dùng chung đồ cá nhân;
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi;
- Tiêm phòng cách bệnh truyền nhiễm;
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Cẩn thận lây bệnh khi đi du lịch;
- Quan hệ tình dục an toàn;
- Cẩn thận khi nuôi thú cưng;
- Luôn cập nhật các tin tức về bệnh.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Bệnh bại liệt – Căn bệnh truyền nhiễm không có khả năng hồi phục
- 3 con đường truyền nhiễm bệnh viêm gan C bạn đã biết chưa?
Nguồn: vinmec, youmed hellobacsi,