Những chiếc bánh khoai lang hấp vàng ươm, vừa ngọt dai vừa bùi thơm, rất thích hợp để dùng với một ly trà nóng vào buổi chiều. Vào bếp với Medplus để học cách chế biến ngay bạn nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh khoai lang hấp
- Khoai lang 400gr
- Đường trắng 80gr
- Bột mì 110gr
2. Mẹo chọn mua nguyên liệu đúng chuẩn
- Nên chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng; những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
- Nếu muốn mua khoai lang bùi, thơm, bở rệu thì nên chọn củ có lớp phấn hay đất bám vào. Khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu cam nhạt và chảy nhựa. Những củ khoai này khi luộc sẽ rất ngọt và bở, ăn ngon ưng ý.
- Khi mua khoai, không nên chọn củ bị rổ màu đen và quá mềm. Đây là khoai đã hư hoặc bị hà (khoai sùng). Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ.
3. Các bước làm bánh khoai lang hấp
- Khoai lang gọt vỏ, cắt khoai thành từng khoanh tròn nhỏ. Đem ngâm vào chậu nước có pha sẵn chút muối để khoai không bị thâm.
- Đặt nồi hấp lên bếp, xếp khoai lên vỉ, hấp chín. Khi thấy khoai bở thì tắt bếp.
- Đặt một miếng màng bọc thực phẩm, cho khối bột khoai vào giữa, nặn thành hình chữ nhật, gói kín lại. Đem hấp bánh khoai chừng 20 phút là bánh chín.
- Lấy ra để nguội, sau đó cắt thành từng miếng có độ dày chừng 1cm.
4. Những cấm kỵ khi ăn khoai lang?
4.1 Không nên ăn khoai lang sống
Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy. Vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
4.2 Không nên ăn quá nhiều khoai lang
Khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2). Việc ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Tốt nhất không nên ăn khoai lang khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
4.3 Không kết hợp khoai lang với hồng
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
4.4 Ăn khoai thì nên giảm món chính
Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi. Vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm. Do đó, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.
Bánh khoai lang hấp dùng làm bữa ăn nhẹ kèm theo một ly trà nóng hổi sẽ giúp bạn nạp thêm năng lượng cho ngày làm việc thật hiệu quả. Còn chần chờ gì mà không thử sức ngay nhỉ? Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn ngon, bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:
- Chia sẻ công thức làm mứt khoai lang tím chi tiết nhất
- “Đánh gục” các tín đồ ăn uống với bánh bột lọc nhân khoai lang
- Ấm bụng ngày mưa với cà ri gà khoai lang nóng hổi, đậm đà
- Bữa sáng hoàn hảo với món khoai lang tím áp chảo
- Ngon điên đảo với món khoai lang tím chiên giòn giòn, bùi bùi
- Canh khoai lang thịt bằm – lựa chọn hoàn hảo cho bữa cơm trưa hè
- Cả nhà mê mệt với bánh canh khoai lang tím cho bữa sáng
- Cánh làm bánh nếp khoai lang tẩm dừa ngon bá cháy, ai cũng ghiền
- Chia sẻ bí quyết chế biến sữa khoai lang bí đỏ tuyệt ngon đãi cả nhà