Không chỉ làm được nhiều loại bánh ngon mà khoai lang còn là nguyên liệu tuyệt vời để nấu chè. Đặc biệt, món chè khoai lang gừng đường nâu thần thánh được chị em truyền tay nhau là món tráng miệng đầy hấp dẫn. Vị ngọt thanh, thơm nồng sẽ giúp mọi người thấy ấm bụng hơn trong những ngày mưa lạnh. Cùng vào bếp với Medplus hôm nay để học cách chế biến nhé!
1. Nguyên liệu nấu chè khoai lang gừng đường nâu
- Khoai lang 2 củ
- Đường nâu 50gr
- Gừng 1 củ nhỏ
2. Hướng dẫn chọn mua khoai lang ngon
- Chọn mua những củ không bị thâm, bị nứt, sứt hay dập hoặc có những đốm sâu, củ có màu đen, hoặc rỗ vì củ có thể bị sùng hay bị hư, không ăn được.
- Cũng không nên mua những củ quá to sẽ rất dễ bị xơ và nên chọn củ cỡ vừa phải vì củ nhỏ thường ngọt hơn củ to.
3. Các bước thực hiện món chè khoai lang gừng đường nâu
- Gừng tươi đem nạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng. Khoai lang mua về gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng chéo.
- Cho 1 lít nước vào chảo sâu lòng, thêm gừng vào đun sôi. Sau đó cho khoai lang đã cắt vào đun sôi 15 phút.
- Tiếp đến thêm vào 50g đường nâu, đun tiếp cho khoai chín mềm thì tắt bếp. Có thể dùng xiên que để đâm xiên qua khoai là chín nhé!
4. Cách thưởng thức chè khoai lang gừng đường nâu
Múc chè khoai lang gừng đường nâu ra chén, dùng nóng. Món chè với khoai chín bùi dẻo, gừng thơm cay và nước đường ngọt thanh, có được màu nâu huyền trông ngon miệng hơn. Thích hợp dùng làm món ăn tráng miệng cho những ngày lạnh.
5. Lý do nên thêm khoai lang vào thực đơn hàng ngày
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Những lưu ý khi ăn khoai lang
-
Không ăn quá nhiều khoai lang
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.
-
Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?
Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
-
Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?
Bữa trưa là thời điểm lý tưởng nhất. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau cần tới 4-5h mới có hấp thụ hết và lúc đó cũng là thời điểm bạn cảm thấy hào hứng với bữa tối.
Món tráng miệng chè khoai lang gừng đường nâu với với khoai chín bùi dẻo, gừng thơm nồng và nước đường nâu ngọt thanh, cùng màu sắc bắt sẽ khiến cả nhà thích mê cho mà xem. Bạn nên lưu lại công thức chế biến để thỉnh thoảng trổ tài chiêu đãi mọi người. Ngoài ra còn vô vàn tips nấu ăn hay ho từ Medplus các bạn nhớ cập nhật thường xuyên nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:
- Học làm bánh khoai lang chiên giòn rụm, ăn vặt lai rai ngày mưa
- Thơm nức mũi với khoai lang nhân phô mai tuyệt ngon
- Hướng dẫn làm bánh khoai lang chiên tẩm vừng bùi béo, giòn rụm
Nguồn: Tổng hợp