Mẹ bầu nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ?
Phương pháp sinh thường và sinh mổ là hai phương pháp sinh con phổ biến được nhiều mẹ bầu chọn. Tuy nhiên, mẹ bầu luôn thắc mắc nên sinh thường hay sinh mổ khi bé chào đời. Đây là vấn đề đa số các mẹ mang thai lần đầu đều luôn trong tình trạng lo lắng không biết nên chọn phương pháp nào.
Sinh thường hay sinh mổ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng mẹ bầu nên sinh thường nếu không bị các tình trạng nguy hiểm bắt buộc sinh mổ. Sau đây là bài viết nói rõ phương pháp sinh thường và sinh mổ để mẹ có thể tham khảo.

Chọn phương pháp sinh thường
Ưu điểm của sinh thường
Phương pháp sinh thường là sự lựa chọn cũng như mong muốn của hầu hết các mẹ bầu khi mang thai. Vì sinh thường mẹ sẽ không bị mắc một số bệnh sau này. Ngoài ra sinh thường còn có thể giúp mẹ bầu cảm nhận cảm giác tuyệt vời của người phụ nữ đó là sinh con.

Tuy nhiên, sinh thường là điều bác sĩ chuyên khoa khuyên nên chọn nhưng trong một số trường hợp sinh thường, mẹ bầu có thể phải sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác để giúp bé ra ngoài dễ dàng hơn, tránh tình trạng bị nghẹt thở như: kẹp forceps,.. Đây là trường hợp mà các mẹ đều lo lắng, và phân vân không biết nên chọn sinh thường hay sinh mổ để tránh nguy cơ này.
Mặc khác, việc sinh thường sẽ làm mẹ bớt mệt mỏi hơn sau khi sinh và cơ thể nhanh phục hồi hơn và không bị suy giảm trí nhớ quá như sinh mổ. Mẹ nên tham khảo một số lợi ích của việc sinh thường.
Đọc thêm: Quy trình sinh thường diễn ra như thế nào?
Một số nguy cơ có thể xảy ra khi sinh thường
Rách âm đạo khi sinh
Tình trạng này thường xảy ra với các mẹ bầu lần đầu sinh con. Ngoài ra còn xảy ra ở các mẹ mang tăng cân quá nhiều, quá trình sinh con diễn ra quá nhanh, vị trí của thai nhi… Hơn nữa, việc sử dụng các thủ thuật trợ sinh như forceps, giác hút cũng khiến sản phụ bị rách âm đạo.
Bé bị kẹt vai khi sinh
Tình trạng khó sinh do kẹt vai được đánh giá là một cấp cứu sản khoa khá nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra khó khăn cho quá trình sinh nở, làm kéo dài thời gian chuyển dạ mà nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và nhất là với đứa trẻ.
Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau như choáng do giảm thể tích tuần, hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. Đây cũng là yếu tố dẫn đến nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, không kịp cầm máu hay phát hiện trễ dẫn đến nguy cơ rất cao thai phụ tử vong do mất máu quá nhiều.
Nên chọn phương pháp sinh thường khi nào?
Hầu hết, bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nếu không có các dấu hiệu bất thường về thai nhi. Tình trạng thai kỳ ổn định và không có các dấu hiệu biến chứng thai kỳ thì nên sinh tường.
Chọn phương pháp sinh mổ
Ưu điểm của phương pháp sinh mổ
Phương pháp sinh mổ là phương pháp được các mẹ bầu thường hay chọn để giảm bớt cơn đau khi sinh thường. Cũng có một số mẹ bầu chọn phương pháp này để sinh con hợp tuổi của bố mẹ, hợp phong thủy. Nhưng có đôi khi mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định việc sinh mổ bắt con. Việc này là để hạn chế một số tình trạng gây biến chứng cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu sinh thường nếu không bị một số cản trở trong quá trình mang thai hoặc trong cuối thai kỳ. Vì việc sinh mổ phải sử dụng đến thuốc tiêm. Gây cho mẹ một số biến chứng nhẹ sau sinh như: suy giảm trí nhớ, đau nhức lưng,..
Mặc khác, sinh mổ sẽ làm mẹ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, bớt đau hơn. Ngoài ra không có tình trạng bị tắt hơi khi rặn sinh con. Hơn nữa, mẹ cũng không bị rạch tầng sinh môn như sinh thường.
Đọc thêm: Quy trình sinh mổ diễn ra như thế nào?
Một số tác hại của việc sinh mổ
Nhiễm trùng vết mổ khi sinh mổ
Như những ca phẫu thuật khác, sinh mổ cũng đòi hỏi phải cắt rạch trên cơ thể của mẹ để đưa bé ra ngoài. Vì thế những vết mổ này có thể bị nhiễm trùng nếu công tác mổ không an toàn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương này. Gây hại cho cơ thể của mẹ, thậm chí có thể gây nhiễm trùng nặng nguy hại đến tính mạng.
Có thể bị mất máu khi sinh mổ
Sinh mổ bắt con dù có thuốc cầm máu cũng không thể thoát khỏi tình trạng mất máu. Nếu quá trình mổ không có công tác cầm máu tốt dẫn đến tình trạng mẹ bị mất máu nhiều. Tai biến này mặc dù ít gặp nhưng không thề không cảnh giác nếu trường hợp bác sĩ chưa chuyên nghiệp.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sinh mổ
Mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này thường thì bé đủ ngày tuổi bé sẽ tự đòi ra. Nhưng nếu mẹ chủ động đưa bé ra trong thời điểm này thì sức khỏe con sẽ rất yếu. Hệ miễn dịch của bé chưa thật sự hoàn thiện. Hệ hô hấp chưa được bảo đảm, hệ thần kinh và các giác quan phải chống chọi với moi trường sớm hơn. Đáng lý ra sinh thường sẽ khỏe mạnh hơn thì chính mẹ đã làm cho con yếu đi.
Nên chọn phương pháp sinh mổ khi nào?
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh mổ:
– Quá trình chuyển dạ xảy ra chậm
– Thai nhi trong bụng đang gặp tình huống nguy hiểm
– Mẹ bầu mang đa thai
– Có vấn đề với nhau thai
– Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe
– Sa dây rốn
Quá trình sinh nở sẽ diễn ra nhanh chóng, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ nên cân nhắc khi chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để có thể chọn phương pháp phù hợp nhất.
Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ
Nhiều mẹ có cùng câu hỏi “sinh mổ bao lâu thì lành?”, thời gian hồi phục vết mổ như đã nói phía trên thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nên áp dụng những cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ dưới đây để vết mổ được hồi phục nhanh nhất.
Cố gắng vận động cơ thể sau khi mổ
Trong 24 tiếng sau sinh mổ, mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của hộ lý hoặc người thân để có thể xuống giường vận động nhẹ nhàng. Tuy có thể gây ra cảm giác đau từ vết mổ nhưng hoạt động lúc này là cần thiết để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Sản phụ tốt nhất là nhờ người đỡ mình bước xuống giường, đứng một lúc hoặc bước vài bước chậm rãi, mỗi ngày chỉ cần tập từ 3 đến 4 lần như thế.
Tránh bồi bổ ngay sau khi sinh
Sau khi sinh mổ được 6 tiếng, mẹ có thể ăn một ít thức ăn mềm, loãng để tăng cường nhu động ruột, chẳng hạn như: cháo loãng, cháo cà rốt. Tuy nhiên, các thực phẩm dễ lên men sinh nhiều khí như tinh bột, đậu nành, đường… thì không nên ăn để tránh bị đầy hơi, chướng bụng.
Thức ăn cho sản phụ sau sinh mổ cần chú trọng thanh đạm, ít muối, đặc biệt tránh “bồi bổ” ngay lúc này. Những món bổ dưỡng, lợi sữa như canh gà, súp giò heo có thể sẽ gây bất lợi cho việc hồi phục vết thương. Nếu muốn tăng cường sức khỏe cho mẹ thì chỉ nên ăn uống phong phú hơn sau 7 – 10 ngày của ca mổ.
Vệ sinh thân thể
- Các mẹ có thể lau bằng nước ấm hoặc tắm nhanh. Tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.
- Sau khi tắm xong, dùng gòn sạch thấm khô vết mổ. Để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.
- Có thể sát trùng vết mổ bằng dung dịch betadin và không tự ý thoa bất kỳ thuốc hay dung dịch gì lạ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Chăm sóc vết mổ
Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ là quan tâm, để ý nhiều tới vết mổ.
- Sau thời gian mổ từ khoảng 24 đến 48 giờ thì bạn không được tháo băng. Khoảng 1 tuần sau bạn mới được cắt chỉ.
- Nên dùng khăn ấm thấm nước muối loãng rồi nhẹ nhàng chườm lên vết mổ để làm vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt mỗi ngày các mẹ nhớ thay băng gạc.
- Sau khi sinh mổ bạn không nên mặc quần áo quá chặt. Bạn nên mặc quần áo rộng và thoát mát và từ tuần thứ 4 trở lên các mẹ có thể sử dụng nịt bụng.
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ sau mổ
Sinh mổ bao lâu thì lành, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ sau mổ.
- Mẹ nên ăn cháo, súp hoặc trái cây trong 2 ngày đầu sau khi sinh.
- Táo bón là một trong những khó chịu không hề nhỏ đối với sản phụ sinh mổ. Chị em hãy dung nạp nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.
- Cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, B,C có tác dụng kháng viêm, giảm viêm nhiễm như cam, quýt, bưởi, cà rốt,… Các nhóm thực phẩm chứa vitamin K, canxi, kẽm,…có vai trò bổ huyết, tái tạo tế bào.
- Đồng thời, protein cũng rất cần thiết cho sản phụ để hạn chế sẹo lồi và tái tạo da non nhanh như thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…
Chế độ vận động sau mổ
- Vận động nhẹ khiến nhu động ruột phục hồi tốt tránh được táo bón.
- Vận động nhẹ cũng giúp phòng ngừa các bệnh như viêm tắc tĩnh mạch, giảm nguy cơ sau phẫu thuật như dính ruột,…
- Giúp các chức năng của cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Chăm sóc sẹo lồi
Sinh mổ bao lâu thì lành? Làm sao để không bị sẹo lồi?
Sẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng vào có thể đau hoặc ngứa, nó tồn tại mãi với thời gian, sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có xu hướng phát triển trở lại. Các mẹ có thể dùng thuốc trị sẹo lồi để làm mờ vết sẹo.
Một số món ăn các mẹ nên kiêng ăn khi gặp phải sẹo lồi:
- Thịt bò.
- Thịt gà.
- Hải sản.
- Rau muống.

Vết mổ sau sinh là nỗi ám ảnh của chị em thời hiện đại. Để tránh vết mổ sau sinh để lại sẹo, chị em cần chú ý tới việc ăn uống, vệ sinh và đặc biệt là nên chăm sóc vết mổ thật cẩn thận tránh để lại sẹo.
Xem bài viết liên quan: Quá trình sinh nở; Chăm sóc sau sinh; Dinh dưỡng thai kỳ
Tổng hợp tất cả các cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh
Phương pháp mổ sinh con có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này?
5 Bí quyết cân bằng cuộc sống cho mẹ bầu sau sinh
Phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!