Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Vậy, làm thế nào khi bị viêm bàng quang? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị viêm bàng quang nên ăn gì?
Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh viêm bàng quang có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn, mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi. Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn.
Người bị viêm bàng quang nên ăn gì: Dưa leo
Trong dưa leo có chứa một hợp chất dinh dưỡng có giá trị cao được gọi là silica. Loại chất này có tác dụng hỗ trợ bàng quang, chống viêm nhiễm và hỗ trợ mô liên hết giúp hạn chế tình trạng bệnh. Ăn dưa chuột với một lượng vừa đủ còn giúp lợi tiểu, tốt hơn cho thận. Những chất chống oxy hóa trong dưa leo như: vitamin C, A, K và beta-carotene có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch của người bạn.
Tác dụng phụ khi bạn ăn dưa chuột quá nhiều
- Gây mất nước: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bạn ăn dưa chuột quá nhiều sẽ gây kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở bạn.
- Gây chướng bụng, đầy hơi: Ngoài việc gây mất nước, ăn nhiều dưa chuột còn dẫn đến bạn
- bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu. Bạn nên tránh ăn dưa leo muối mặn và cay nếu bị sưng phù và cao huyết áp.
Bạno vặt chọn dưa chuột tốt cho bạn
- Chọn dưa leo có vỏ màu xanh, sáng không bị thâm giập, có vết đốm và còn phấn.
- Không nên chọn những trái quá lớn vì có thể bị phun nitrat. Chọn quả có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và không bị lẫn tạp chất.
- Bảo quản dưa chuột trong tủ lạnh trong vòng 10 – 12 ngày. Có thể cắt dưa leo thành từng lát gói trong giấy bóng để bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản rau củ theo cách này trong khoảng 2−3 tháng.
- Không bảo quản dưa chuột chung với các trái cây như: táo, chuối, cà chua, dưa hấu,.. vì chúng có thể làm hư quả.
Người bị viêm bàng quang nên ăn gì: Bí đao (Bí xanh)
Trong trái bí xanh chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người như chất xơ, cung cấp nước. Đặc biệt trong bí xanh chứa nhiều glucid, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin quan trọng như: vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E…Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát). Ngoài ra, nó còn giúp lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù, viêm nhiễm)
Món ngon từ bí xanh
- Canh bí đao nấu giò sống tôm nõn
- Bí đao xào tỏi
- Bí đao nhồi thịt kho tương
- Canh bí đao sườn heo
- Bí đao nấu với tim heo
- Canh bí đao cá thát lát
- Bí đao nấu canh cua
Lưu ý khi ăn bí xanh
- Bí xanh không chứa chất béo rất không tốt nếu bạn ăn bí xanh trong nhiều ngày.
- Bạn nên ăn bí xanh 1 tuần/ 1 lần.
- Không ăn nhiều bí xanh để giảm cân
- Không ăn hay uống bí đao sống. Vì trong bí xanh sống chứa tính xà phòng cao
- Bí đao tính hơi hàn, không dùng cho những người tâm dương hư, khi gặp lạnh tâm hồi hộp không yên, chứng phế hàn ho đàm nhiều, chứng tì vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, huyết áp thấp
- Hạn chế dùng hoặc thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu.
Người bị viêm bàng quang nên ăn gì: Gừng
Thêm gừng vào các loại thức ăn hay nước uống chính là cách bổ sung thêm Vitamin C và sắt. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Gừng có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn, giảm dị ứng, có rất nhiều khả năng sát trùng, chống viêm nhiễm. Trà gừng pha với chanh, mật ong rất tốt cho người bệnh viêm bàng quang. Trà này dùng khi còn ấm có tác dụng thư giãn, giảm đau nhức. Các hợp chất chống viêm ở gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Món ăn ngon với gừng
- Cá trê kho gừng
- Cá chỉ vàng sốt gừng xì dầu
- Gà kho gừng
- Cháo gừng hành
- Thịt ba chỉ kho gừng
- Cá trê hấp gừng ớt chuông
- Cua hấp gừng sốt chanh leo.
Lưu ý khi ăn gừng
- Để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất từ gừng, bạn nên ăn gừng vào buổi sáng và hạn chế ăn gừng vào buổi tối.
- Không nên ăn quá nhiều gừng, bởi có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt.
- Khi bị mất ngủ không nên ăn gừng. Ngoài ra những người bị sốt cao, loét dạ dày và tiểu đường cũng không nên sử dụng thực phẩm này.
- Không ăn gừng bị đập dập, nên sử dụng gừng tươi hoàn toàn
Người bị viêm bàng quang không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị viêm bàng quang
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị thận ứ nước nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?
- Người bị viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì để phục hồi tình trạng viêm loét?
- Người bị viêm gan B nên ăn gì để tránh các triệu chứng nguy hiểm?
- Người bị giãn dây chằng thắt lưng nên ăn gì để giảm triệu chứng đau?
- Người bị viêm amidan nên ăn gì để giảm các biến chứng nguy hiểm?
- Người bị viêm lợi nên ăn gì để giảm các cơn đau do viêm nhiễm?
Nguồn: Tổng hợp