Nguyên hoa là vị thuốc cổ truyền khá nổi tiếng của người Trung Quốc. Hiện nay, ở nước ta, nguồn dược liệu nguyên hoa hầu như đều được nhập từ Trung Quốc. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu Nguyên hoa hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Nguyên hoa
Tên khoa học: Daphne genkwa
Họ: thuộc họ Thymelaeaceae (Trầm)
Đặc điểm dược liệu
Cây có thân cao khoảng 50 cm, là dạng thân thảo, phân thành nhiều nhánh với vỏ ngoài màu tím và phần non có nhiều lông.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc là các nụ hoa
Thu hái và chế biến
Nụ hoa nguyên hoa được thu hái vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở rồi đem về phơi khô và sơ chế để làm giảm độc tính.
Phân bố
Chủ yếu ở Trung Quốc
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Chưa có dữ liệu
Tính vị
Vị cay, đắng nóng và độc.
Quy kinh
Quy vào kinh phế, thận và đại tràng.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Chưa có dữ liệu
Theo y học cổ truyền
- Thông vào kinh Tỳ giúp dễ tiêu, điều trị táo bón.
- Thông vào kinh Thận giúp lợi niệu, điều trị tiểu ít.
- Thông vào kinh Phế giúp điều trị ho, đờm.
- Giúp giảm đau và giải độc.
- Giúp sát trùng và tẩy các ký sinh trùng.
- Điều trị phù toàn thân.
- Điều trị tích dịch màn phổi.
- Điều trị cổ trướng kèm theo khó thở.
- Tác dụng lên các khối u.
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng: Lấy nguyên hoa sao với giấm theo tỷ lệ khối lượng nguyên hoa và giấm là 4 : 1.
Liều lượng: mỗi ngày uống từ 0, 6 – 0, 9 g bằng cách sắc lấy nước uống hoặc tán bột uống.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Phù ở mặt hoặc cơ thể, cổ trướng và ứ chất lỏng ở ngực
Dùng phối hợp n.guyên hoa với cam toại và Nguyên hoa, Flos Genkwa. dưới dạng thập táo thang.
Ho đột ngột và viêm phế quản mạn do hàn-thấp
Dùng phối hợp n.guyên hoa với đại táo.
Ghẻ và hắc lào
Dùng phối hợp n.guyên hoa (dạng bột) với hùng hoàng và mỡ lợn để dùng ngoài.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng nguyên hoa cần lưu ý:
- Nguyên hoa tác dụng lên cơ trơn tử cung nên phụ nữ có thai không được dùng.
- Không dùng chung nguyên hoa với cam thảo vì hai vị này kị nhau.
- Người có thể chất yếu ớt, hư nhược không được dùng.
- Nguyên hoa là một vị thuốc có độc nên trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn phù hợp nhất.

5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: