Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Chúng ta sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về các nguyên nhân dẫn đến bệnh dại.
Bệnh dại là gì?
Theo định nghĩa từ các chuyên gia bác sĩ thì bệnh dại là bệnh não tủy cấp tính. Do các loại virus lây truyền từ động vật sang người. Khi động vật đang mắc bệnh dại cắn vào cơ thể người thì cũng truyền virus sang người.
Có hai dạng bệnh của bệnh dại là thể dại câm( khi người mắc bệnh có thể bị bài liệt), và thể điên cuồng ( người mắc bệnh không kiềm chế được cảm xúc) nên đa số hiện nay đều rơi vào thể điên cuồng là chủ yếu.
Hiện nay thì bệnh dại tập trung chủ yếu hầu hết ở các nước thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi. Còn riêng tại Việt Nam thì bệnh dại có tỉ lệ khoảng 2,5% dân số mắc phải, và nguồn bệnh truyền nhiễm chính là bị chó, mèo cắn.
Khi bị cắn, liếm, vết cào từ động từ bị dại lên da thì cần phải nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời.
Hiện tại bây giờ thì thế giới đã có ngày phòng chống bệnh dại 28/9, nên mỗi người dân nên có ý thức bảo vệ bản thân cũng như vật nuôi của mình tránh việc truyền nhiễm bệnh tới người và các loài động vật khác.
Nguyên nhân 1: Mắc bệnh do bị động vật cắn
Nguyên nhân chính gây ra bệnh dại là do loại vi khuẩn Rhabdovirus. Chúng tồn tại và phát triển trong nước bọt của những động vật có vú mắc bệnh dại.
Động vật khi mắc bệnh sẽ truyền nhiễm bệnh sang cho các động vật khác. Hoặc cũng sẽ truyền sang con người nếu bị cắn.
Trong nhiều trường hợp khác, khi bị động vật mắc bệnh dại liếm vào những vết thương hở trên cơ thể như miệng, mũi, mắt,.. thì cũng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Theo thống kê thì ở các nước Đông Nam Á hiện nay có tới 96% những người mắc bệnh dại. Hầu hết đều là do chó cắn. Ngoài ra thì cũng có nhiều trường hợp do các loài động vật khác như mèo, khỉ, …
Ngoài ra thì nhiều người hiện nay khá thắc mắc là khi uống sữa, hay ăn thịt những động vật mắc bệnh dại thì có bị lây nhiễm không?
Thì theo nhiều báo cáo y học cho biết, thì hiện tại chưa có trường hợp nào lây bệnh trên người do sử dụng mắc sữa. Hay ăn thịt động vật mắc bệnhcũng chưa có trường hợp nào xảy ra.
Tuy nhiên thì có nhiều trường hợp những người trực tiếp giết mổ động vật bị bệnh dại thì đều có nguy cơ mắc bệnh. Do tiếp xúc trực tiếp với máu và virus ở các bộ phận trên cơ thể động vật nên dễ bị virus tấn công vào cơ thể người.
Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh dại thường gặp. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với các loài động mình không quen.
Nguyên nhân 2: Lây từ người sang người
Với nguyên nhân truyền bệnh dại từ người sang người là trường hợp khá hiếm gặp. Chủ yếu từ việc cấy ghép giác mạc hoặc hiến tặng nội tạng từ người mắc bệnh sang người bình thường đều có thể xảy ra.
Ngoài ra thì việc tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại khi hôn, hắt xì,… đều có thể bị nhiễm bệnh.
Tuy những người mắc bệnh dại ít khi cắn người khác. Nhưng người thân chăm sóc bệnh nhân, hoặc người ngoài nên cẩn trọng. Tránh để không tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại.
Xem thêm 03 Biện pháp điều trị dị dạng mạch não
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD