Đau đầu gối là tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi trung niên và phụ nữ từ 40-55 tuổi. Đau đầu gối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, viêm khớp… Nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng sớm giúp điều trị, ngăn ngừa tránh tình trạng đau khớp trở nên nặng hơn. Bài viết này cung cấp những thông tin chi tiết về một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp.
Cùng Songkhoe.Medplus tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp nhé!
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về sức khỏe khác:
- 15 Bài tập Aerobic tốt nhất để giảm cân nhanh tại nhà
- 8 bài tập tăng cường sức khỏe tim mạch
- Thử thách với 6 bài tập Yoga bằng tay theo từng cấp độ
1. Triệu chứng
- Sưng và cứng
- Đầu gối bị đỏ, khi chạm vào có cảm giác
- Đầu gối yếu hoặc không thể đứng
- Không thể duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối
2. Các nguyên nhân có thể gây đau đầu gối là gì?
Đau đầu gối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều tình trạng và chấn thương có thể khiến đầu gối của bạn bị đau.Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu gối:
2.1 Chấn thương
Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu gối. Chấn thương gây ảnh hưởng đến dây chằng. Một số chấn thương đầu gối phổ biến hơn bao gồm:
- Chấn thương đứt dây chằng chéo trước: là tình trạng dây chằng bị đứt một phần hay toàn bộ. Chấn thương đứt dây chằng chéo trước phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá…
- Gãy xương: có thể gãy khi gã hoặc tai nạn ô tô. Ngoài ra những người bị loãng xương dễ bị gãy xương hơn người bình thường, việc bước sai cách cũng khiến họ bị gãy xương.
- Rách sụn chêm khớp gối: là đĩa sụn mềm, hình chữ C, nằm giữa xương chày và xương đùi. Đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của khớp gối. Chấn thương có thể do tại, hoạt động thể thao, vui. Sun chêm có thể bị rách khi bạn đột ngột thay đổi tư thế khi vặn đầu gối.
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối: nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể là do chấn thương, tuổi tác, bệnh lý( bệnh gout, thấp khớp, tiểu…)
- Viêm gân bánh chè: Viêm gân gây kích ứng và viêm một hoặc nhiều gân – các mô dày, xơ bám cơ vào xương. Tình trạng viêm này có thể xảy ra khi chấn thương gân bánh chè, chạy từ xương bánh chè đến xương cẳng chân. Viêm gân bánh chè thường xảy ra phổ biến ở những người chạy bộ, người trượt tuyết, người đi xe đạp và những người tham gia vào các môn thể thao và hoạt động nhảy.
2.2. Viêm khớp
- Viêm xương khớp: còn được gọi là viêm khớp thoái hóa, viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Là tình trạng ác mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian. Viêm xương khớp thường xảy ra phổ biến với người lớn tuổi.
- Viêm khớp dang thấp: hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là bệnh lý mãn tính. Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi khớp trong cơ thể, bao gồm cả đầu gối. Mặc dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, nhưng nó có xu hướng khác nhau về mức độ nghiêm trọng.
- Bệnh Gout: Đây là loại viêm khớp xảy ra khi tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái nhưng nó cũng có thể xảy ra ở đầu gối.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Khớp gối có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng, đau và đỏ. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra với biểu hiệu sốt và cảm thấy đau nhói tại khớp bị viêm. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương cho sụn đầu gối trên diện rộng. Nếu bạn bị đau đầu gối với giống với triệu chứng viêm khớp nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
3. Làm thế nào để kiểm soát cơn đau đầu gối?
Điều trị đau đầu gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ cơn đau đầu gối gây ra.
- Chấn thương đầu gối nhẹ thường cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm lạnh và thuốc chống viêm để làm giảm tình trạng cơn đau. Đeo nẹp để giúp cố định đầu gối.
- Nếu viêm khớp gây đau đầu gối, việc điều trị có thể bao gồm thuốc và vật lý trị liệu.
- Các bác sĩ điều trị rách dây chằng bằng phẫu thuật xâm lấn nếu cần thiết.
- Đau đầu gối nặng có thể cần phẫu thuật thay khớp gối.
Các bài tập vật lý trị liệu có thể tăng cường cơ bắp hỗ trợ đầu gối, giúp giảm bớt những cơn đau.
4. Làm thế nào để giảm bớt cơn đau đầu gối tại nhà?
Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu đưa ra những giải pháp để làm giảm cơn đau đầu gối tại nhà bao gồm:
- Áp dụng túi nhiệt hoặc túi chườm lạnh
- Thực hành các động tác kéo giãn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
- Dùng thuốc giảm đau.
- Đeo nẹp để đỡ đầu gối.
5. khi nào cần gặp bác sĩ
Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện tình trạng đầu gối bị đau dữ dội sau khi ngã hoặc tai nạn. Nếu đầu gối của quá đau do tình trạng cơ thể, cân nặng gây ra. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu đầu gối của bạn bị sưng, đỏ hoặc cử động của động gối bị đau khi di chuyển. Có những dấu hiệu trên thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất để tránh bệnh trở nặng hơn.
Với các nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối được đề cập trong bài viết này, hy vọng những thông tin trên có thể mang lại cho bạn những kiến thức và dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng bệnh hiện tại của mình. Đừng quên cho chúng tôi biết nếu bạn thấy bài viết này hữu ích!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.