Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến chị em rất lo lắng khi không thể xác định được chu kỳ kinh của mình. Gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều như: chậm kinh, kinh đến sớm, rong kinh, mất kinh,…
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt. Số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Tất cả những hiện tượng này được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Có khoảng 70% chị em gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt ít nhất là 1 lần trong đời. Kinh nguyệt là sự phản ánh về vấn đề sức khỏe sinh sản của chị em. Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh nhưng là biểu hiện của một hay nhiều bệnh khác. Có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ. Đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
- Mang thai hoặc cho con bú. Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
- Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức. Rối loạn ăn uống. Chẳng hạn như chứng chán ăn. Giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
- Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều. Bạn có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
- Suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
- Bệnh viêm vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
- U xơ tử cung. U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung. Dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.
Các yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như:
- Tuổi. Nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt lúc 11 tuổi hoặc trẻ hơn có nguy cơ cao gặp phải các cơn đau nặng. Chu kỳ kinh dài và nhiều hơn. Trẻ em gái mới dậy thì có thể bị vô kinh trước khi chu kỳ rụng trứng trở nên thường xuyên khi trưởng thành. Những phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị lở kinh và thỉnh thoảng bị xuất huyết nặng;
- Cân nặng. Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và vô kinh;
- Chu kỳ kinh nguyệt và lượng kinh. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn có thể dẫn đến các cơn đau quặn bụng;
- Tiền sử mang thai. Những phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ cao bị rong kinh. Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có nguy cơ cao bị đau bụng kinh. Còn những người phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi trẻ có nguy cơ thấp hơn;
- Hút thuốc. Hút thuốc có thể khiến cho rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn;
- Căng thẳng. Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể ngăn chặn việc sản sinh ra các hormone luteinizing, dẫn đến vô kinh tạm thời.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Các triệu chứng phổ biến của bệnh là:
- Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực. Nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ;
- Rong kinh. Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kỳ kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
- Vô kinh. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kỳ kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kỳ kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rất nhiều chị em đã và đang có thắc mắc rằng rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Một số tác hại mà rối loạn kinh nguyệt gây ra:
Nữ giới gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều có thể gây ra một số nguy hại lớn về mặt sức khỏe thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến thiếu máu. Từ đó cơ thể bị mất đi một lượng máu khá lớn khiến nhiều chị em bị chóng mặt, thở gấp, mệt mỏi, ngất xỉu,…
- Đôi khi còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Da xuất hiện những nốt ban đỏ, xám, giãn, lỗ chân lông to. Từ đó việc thải độc sẽ gặp nhiều khó khăn khiến dễ bị lão hóa.
Dấu hiệu của các bệnh phụ khoa
Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể là do một số bệnh phụ khoa gây ra như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung…
Có những trường hợp phụ nữ mắc bệnh phụ khoa dẫn đến kinh nguyệt không đều. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thậm chí có thể khiến chị em bị vô sinh.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bạn sĩ để có chẩn đoán xác định, loại trừ bệnh lý thực thể phải điều trị tại bệnh viện. Còn những rối loạn kinh nguyệt cơ năng, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều trị và theo dõi tại nhà. Sau đây là 1 số gợi ý đơn giản để cải thiện triệu chứng:
Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
Các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
Giữ tâm lý thật thoải mái
Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
Sử dụng thuốc tránh thai
Lời khuyên cho bạn là không nên lạm dụng thuốc quá nhiều. Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, các chị em nên tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!
Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường…..
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Tốt nhất là chị em nên đến các cơ sở chuyên về phụ khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng. Vì tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Đôi khi còn làm mất đi khả năng làm mẹ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh rối loạn kinh nguyệt . Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: Tổng hợp