Trẻ bị nấc là hiện tượng thường thấy hơn so với trẻ ở các lứa tuổi khác hay ở người lớn. Tuy nhiên, đây chỉ là một hiện tượng sinh lý khá bình thường ở trẻ nhỏ và hoàn toàn có thể cải thiện theo thời gian nếu bố mẹ hiểu đúng nguyên nhân và áp dụng được những mẹo dưới đây.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? là một câu hỏi khiến khá nhiều bố mẹ phải băn khoăn. Hiểu một cách đơn giản, nấc cụt (gọi đơn giản là nấc) được tạo nên bởi cơ hoành bị kích thích không liên tục cùng lúc nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra và rất hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:
- Trẻ bú quá no, nuốt nhiều không khí nhất là sau khi bú bình
Lý do chính là bởi bú bình không đúng cách dễ khiến cho trẻ nuốt một lượng khí đáng kể và dạ dày. Khi lượng khí này vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, chúng sẽ tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo ra tiếng nấc.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày
Nấc xuất hiện nhiều khi là do axit trong dạ dày trẻ đang đi ngược và thực quản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nấc cụt ở trẻ vì cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
- Thay đổi nhiệt độ
Khi nền nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột khiến không khí lạnh đi vào phổi trẻ có thể khiến trẻ bị nấc.
Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh hay nấc
Cho dù trẻ bị nấc cụt vì nguyên nhân gì thì trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần điều trị. Bố mẹ chỉ nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất nếu trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt mỏi, nôn trớ và quấy khóc. Chủ yếu bố mẹ có thể hạn chế hiện tượng này bằng một số cách dưới đây:
- Cho trẻ bú sữa
Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, ngoài sữa ra, bố mẹ không nên cho trẻ uống thêm bất kỳ loại nước nào khác. Nếu trẻ nấc, bố mẹ có thể cho trẻ bú sữa. Đến thời kì ăn dặm, bố mẹ có thể cho trẻ từ từ uống nước vì đây là một cách chữa nấc hiệu quả cho trẻ nhỏ.
- Lấy tay bịt lỗ tai và hai cánh mũi của trẻ
Bố mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng nửa phút. Sau đó, bố mẹ thả tay và khép hai cánh mũi song song với bịt miệng trẻ. Thực hiện khoảng 10-15 lần sẽ giúp cho cơ hoành bị căng cứng nên không co lại giúp làm ngừng cơn nấc.
- Làm trẻ khóc
Khi trẻ khóc, các dây thần kinh thực quản sẽ được giãn ra và cắt được các kích thích lên cơ hoành. Bố mẹ có thể cấu nhẹ vào gót chân để làm trẻ khóc. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích vì có thể làm trẻ đau.
- Vỗ lưng trẻ
Bố mẹ có thể để trẻ nằm hoặc bế dựa người rồi dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên trên lưng trẻ. Đây là cách vỗ ợ hơi rất hiệu quả, giúp trẻ tránh được trào ngược dạ dày.
- Cho trẻ ăn đường
Như người lớn, khi các hạt đường đi vào đường hầu họng của trẻ sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên dùng với trẻ lớn, không dùng với trẻ sơ sinh.
- Cho trẻ ăn mật ong
Một vài giọt mật ong cũng giúp cho trẻ hết nấc. Một điều bố mẹ cần chú ý là phương pháp này không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì đây là giai đoạn dễ bị dị ứng với mật ong.
- Thay đổi tư thế bú của trẻ
Nếu trẻ nấc nhiều sau khi bú bình, bố mẹ có thể đổi tư thế bú cho trẻ để tránh bị không khí lọt vào.
Nếu áp dụng những phương pháp trên mà trẻ vẫn chưa hết nấc kèm theo một số triệu chứng bất bình thường khác thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Ngăn ngừa trẻ sơ sinh hay nấc cụt như thế nào?
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc là do sự thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột. Chính vì vậy, bố mẹ nên phòng tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định. Khi trẻ thức dậy, choàng thêm khăn xô vào cổ để trẻ không bị gió, bị lạnh. Ngoài ra, các cửa sổ, cửa ra vào cũng nên khép lại hoặc đổi hướng gió sang chỗ khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào trẻ.
Với trẻ lớn một chút, bố mẹ có thể cho trẻ ngậm kẹo gừng hoặc bôi một chút dầu gió dành cho trẻ nhỏ vào cổ tay, gáy và 2 dáy tai bé. Tuyệt đối không dùng các loại dầu của người lớn cho bé vì có thể khiến trẻ bị nóng rát, khó chịu.
Trong khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ nước tắm để không bị quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông lạnh, bố mẹ có thể bật điều hòa chiều nóng hoặc đèn sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm thường sẽ không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của trẻ cũng như nhiệt độ phòng.
Ngoài những lưu ý trên, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn khi trẻ quá đói và không nên cho trẻ ăn hoặc bú khi quá no để phòng ngừa nấc cụt. Khi cho trẻ bú bình cần lưu ý để trẻ không bú quá nhanh và làm dạ dày dãn nhiều hơi. Mỗi lần trẻ ăn xong, bố mẹ đừng quên bế trẻ cao đầu khoảng 10 phút để vỗ ợ hơi nhé.
Khi nào trẻ sơ sinh hay bị nấc là đáng lo ngại
Bố mẹ chỉ nên lo lắng khi trẻ bị nấc quá lâu và nấc quá nhiều lần mặc dù đã được bố mẹ áp dụng các biện pháp chữa nấc. Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ ngay tới bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay nấc và mẹo chữa nhanh cho trẻ để có thêm hành trang kiến thức trong việc chăm sóc trẻ thật hiệu quả.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily