Khi nào cho trẻ ăn dặm mặn là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ khi bé chuẩn bị bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, để đảm bảo trẻ không bị kích ứng hệ tiêu hóa, các mẹ thường cho bé thích nghi với bột
Bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm mặn khi nào?
Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, vị ngọt là khẩu vị đầu tiên mà mẹ nên cho bé làm quen. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non yếu, tuyến nước bọt cũng chưa có đủ thành phần enzyme để có thể chuyển hóa các loại thực phẩm dạng mặn.
Thành phần trong bột ăn dặm ngọt của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu như gạo tẻ, sữa, ngũ cốc, trái cây, rau củ,… dặm ngọt trước. Tuy nhiên, chế độ ăn của bé cũng cần được chuyển dần sang bột mặn nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng để giúp cho các bé cứng cáp và phát triển tốt hơn. Vậy khi nào cho trẻ ăn bột mặn là hợp lý?
Sau khi bé đã làm quen với bột ngọt được 3 tuần hoặc 1 tháng, đây là thời điểm thích hợp để mẹ có thể cho bé ăn xen kẽ bột mặn với bột ngọt. Lúc này, thành phần chế biến bột ăn dặm cho bé cần được bổ sung đa dạng hơn để giúp bé hoàn thiện hơn về thể chất cũng như phát triển trí não.
Bên cạnh chất xơ và tinh bột, mẹ cần bổ sung thêm nhóm chất sau trong thực đơn ăn dặm mặn của bé:
- Chất đạm từ trứng, thịt, tôm, cua, cá, các loại đậu,…
- Chất béo tốt từ dầu đậu nành, dầu olive, dầu cá hồi,…
Nguyên tắc chế biến bột ăn dặm mặn
Khi nào cho trẻ ăn bột mặn, để có thể đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tạo cảm giác ngon miệng cho bé, mẹ cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Nhóm chất đạm gồm trứng, thịt, cá,… phải được nấu chín mềm và xay nhuyễn.
- Rau củ cần nấu kỹ, sau đó đem rây mịn. Nước luộc hầm rau củ có thể giữ lại để cho trẻ uống hoặc dùng để nấu bột.
- Bột mặn cho bé không được nấu quá loãng, mẹ cần tăng độ sệt của bột phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Mẹ có thể sử dụng thêm chất béo tốt từ dầu olive, dầu đậu nành, dầu cá hồi hoặc dầu ăn dành cho trẻ sơ sinh.
- Tuyệt đối không nêm thêm các gia vị mặn như muối, mắm,… để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thận và hệ tiêu hóa của trẻ.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm mặn
Việc sử dụng muối khi chế biến đồ ăn cho trẻ sơ sinh là điều không cần thiết, đặc biệt là những bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Vậy bố mẹ nên cho bé ăn muối khi nào?
Khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên, trẻ có thể ăn muối với hàm lượng rất nhỏ, dưới 1 gram muối (0.4 gram sodium) trong khẩu phần ăn 1 ngày. Thận của bé lúc này chưa đủ khỏe để bé có thể tiếp nạp lượng muối lớn hơn.
Đối với cơ thể bé dưới 6 tháng tuổi, lượng muối cần thiết cho cơ thể của bé về cơ bản đã được cung cấp đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm với thức ăn thô, mẹ cũng không cần thiết phải cho thêm muối khi chế biến đồ ăn cho trẻ. Mẹ có thể thấy rằng hương vị món ăn quá nhạt nhưng với trẻ thì không.
Bố mẹ nên cho trẻ ăn bao nhiêu muối là vừa đủ?
Đặc biệt, bố mẹ nên cẩn thận và không cho bé ăn những loại đồ ăn chế biến sẵn không phù hợp với trẻ sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý lựa chọn khi mua thực phẩm chế biến sẵn cho bé, tránh nhầm lẫn giữa đồ ăn dành cho bé sơ sinh và những bé lớn hơn. Bởi vì thực phẩm dành cho bé từ 1 tuổi trở lên có thể là những loại thực phẩm siêu chế biến có chứa hàm lượng muối rất lớn. Tốt nhất là bố mẹ nên kiểm tra thành phần được ghi trên vỏ sản phẩm, và đảm bảo rằng món ăn đó phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có hàm lượng muối thấp không gây hại cho thận của trẻ.
Thực phẩm siêu chế biến là thực phẩm được chế biến công nghiệp và trong bảng thành phần thường có từ 5 loại thành phần trở lên, bao gồm phẩm màu, các chất phụ gia, chất bảo quản… Thực phẩm siêu chế biến không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí các nhà khoa học đã dự đoán tình trạng mắc ung thư sẽ tiếp tục tăng lên trong vài thập kỷ tới với mức tiêu thụ thực phẩm chế biến như hiện nay.
Những thực phẩm lành mạnh với hàm lượng muối thấp nên cho bé ăn
- Hoa quả tươi
- Các loại rau củ
- Thịt, cá tươi
- Trứng
- Các loại đậu
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Bố mẹ cần chú ý một vài thông số trên thực phẩm chế biến sẵn để có thể đánh giá được mức độ muối trong đồ ăn như sau:
- 2.5 gram muối tương đương với 1 gram sodium.
- Nhiều hơn 1.5 gram (hoặc 0.6 gram sodium) muối trên 100 gram thực phẩm được gọi là hàm lượng muối cao.
- Ít hơn 0.3 gram muối (hoặc 0.1 gram sodium) trên 100 gram thực phẩm gọi là hàm lượng muối thấp.
Ăn dặm là quá trình mà cơ thể bé cần có thời gian thích nghi và làm quen dần với từng loại thực phẩm. Khi nào cho trẻ ăn dặm mặn mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh nêm thêm muối để có thể phát triển thật khỏe mạnh nhé!
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily