Nhiễm trùng xương là gì?
Nhiễm trùng xương, còn được gọi là viêm tủy xương, xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào xương.
Ở trẻ em, nhiễm trùng xương thường xảy ra ở xương cánh tay và chân. Ở người trưởng thành, chúng thường xuất hiện ở hông, cột sống và bàn chân.
Nhiễm trùng xương có thể xảy ra đột ngột hoặc phát triển trong một thời gian dài. Nếu không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng xương có thể khiến xương bị tổn thương vĩnh viễn.
Nguyên nhân
Nhiều vi khuẩn, phổ biến nhất là Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) có thể xuất hiện trên da nhưng thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở các vết thương nghiêm trọng, vết cắt sâu hoặc vị trí phẫu thuật,… rồi lan đến xương qua đường máu.
Các triệu chứng như thế nào?
Thông thường, triệu chứng đầu tiên xuất hiện là đau ở vị trí nhiễm trùng. Các triệu chứng phổ biến khác là:
- Sốt và ớn lạnh
- Đỏ và sưng ở vùng bị nhiễm trùng
- Cáu kỉnh, mệt mỏi. Nói chung là cảm thấy không khỏe
- Chảy mủ ra ngoài vùng nhiễm trùng
- Khớp cứng. Khó hoặc không có khả năng cứ động tại vùng bị nhiễm trùng.
Yếu tố nguy cơ
Có một vài yếu tố có thể làm tăng khả năng bị viêm tuỷ xương, chẳng hạn như:
- Rối loạn tiểu đường ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho xương
- Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
- Chạy thận nhân tạo
- Chấn thương mô xung quanh xương
- Khớp nhân tạo hoặc các cơ quan nhân tạo đã bị nhiễm trùng
- Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
- Hút thuốc
Điều trị
Thuốc kháng sinh có thể là tất cả những gì cần thiết để chữa tình trạng nhiễm trùng xương của bạn. Bác sĩ có thể tiêm kháng sinh và kê toa thuốc kháng sinh trong tối đa sáu tuần.
Đôi khi nhiễm trùng xương cần phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ xương và mô chết bị nhiễm trùng và dẫn lưu bất kỳ áp xe, hoặc túi mủ trong người bạn.
Nếu bạn có một cơ quan nhân tạo gây ra nhiễm trùng, bác sĩ có thể loại bỏ và thay thế nó bằng một cái mới. Bác sĩ cũng sẽ loại bỏ các mô chết xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh.
Nhiễm trùng xương có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp viêm xương tủy xương có thể điều trị được. Nhiễm trùng xương mãn tính có thể mất nhiều thời gian hơn để điều trị, đặc biệt là nếu bạn cần phẫu thuật. Đôi khi bác sĩ có thể buộc phải cắt cụt chi bị nhiễm trùng nếu đó là việc cần thiết.
Nhìn chung, chìa khoá của việc chữa trị thành công chính là phát hiện bệnh sớm.
–
Luôn sát khuẩn và giữ sạch bất kỳ vết thương hở trên da của bạn để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách. Ngoài ra, hãy sử dụng giày và thiết bị bảo vệ thích hợp để tránh chấn thương khi nhảy, chạy hoặc tham gia các môn thể thao.
Cập nhật các bài viết về sức khoẻ, dinh dưỡng, thông tin về nơi khám chữa bệnh uy tín tại Medplus mỗi ngày nhé!
Bài viết liên quan:
- Nguy cơ Loãng xương ở nam giới: Đừng chủ quan!
- Nguyên nhân gây Loãng xương ở trẻ em cần lưu ý
- 7 thực phẩm ngăn ngừa Loãng xương có thể bạn chưa biết!
Nguồn: Healthline, Mayoclinic