Bệnh viện Lao và bệnh viện Phổi đã được đổi tên thành bệnh viện Phổi Hà Nội theo Quyết định số 3111/QĐ – UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội vào ngày 24/06/2010. Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh viện Phổi Hà Nội là một trong những bệnh viện tuyến đầu trong lĩnh vực lao phổi với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, làm việc lâu năm trong nghề. Hãy cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn các thông tin về bệnh viện Phổi Hà Nội qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh viện Phổi Hà Nội
Quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện
Trước năm 1995
Vào thời gian này, bệnh viện chỉ là một trạm chống Lao Hà Nội nằm tại số 106 đường Tô Hiến Thành. Với chức năng nhiệm vụ là khám phát hiện và điều trị bệnh lao ngoại trú, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn thành phố, trạm hoàn toàn chưa có giường bệnh để điều trị nội trú.
Từ 1995 – 2000
Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tiến trình phát triển của Bệnh viện cũng như nhu cầu của nhân dân và người bệnh. Bệnh viện từ một trạm Chống lao không có giường bệnh đến năm 1995 theo Quyết định số 319/QĐ-UB ngày 20/2/1995 của UBND Thành phố Hà Nội, trung tâm Chống lao Hà Nội được thành lập. Trung tâm hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội, với nhiệm vụ phòng, chống bệnh lao cho nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Từ 2000 – 2009
Đến ngày 03/7/2000, bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nội đã được thành lập theo Quyết định số 65/2000/QĐ – UB của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở Trung tâm chống lao Hà Nội, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện thực hiện chức năng nhiệm vụ khám phát hiện, quản lý điều trị người bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn thành phố Hà Nội t heo Chương trình chống lao Quốc gia.
Từ năm 2010 đến nay
Các chuyên khoa tại bệnh viện
Khối lâm sàng
Khoa Nội VI
Khoa Nội V
Khoa Nội IV
ThS.BS.CKI Nguyễn Quốc Tuấn: Trưởng khoa
BS.CKI Trần Văn Quân: Phó Trưởng khoa
Cử nhân Nguyễn Thị Hồng Loan: Điều dưỡng trưởng khoa
Khoa Nội III
Khoa gồm 14 cán bộ nhân viên, trong đó có 4 Bác sĩ CKI, 1 Cử nhân Điều dưỡng, 8 Điều dưỡng Trung cấp và 1 Hộ lý.
BS.CKI Phạm Ngọc Ánh: Trưởng khoa
BS.CKI Trần Văn Thái: Phó Trưởng khoa
Cử nhân Hoàng Đình Đoạt: Điều dưỡng trưởng khoa
Khoa II
Khoa gồm 19 cán bộ nhân viên, trong đó có 4 Bác sĩ (1 Bác sĩ CKII, 2 Bác sĩ CKI), 3 Cử nhân Điều dưỡng Đại học, Cao đẳng, 11 Điều dưỡng Trung cấp và 1 Hộ lý.
BS.CKII Lê Minh Hòa: Trưởng khoa
BS.CKI Bùi Thị Lý: Phó Trưởng khoa
Cử nhân Trần Thị Mai: Điều dưỡng trưởng khoa
Khoa Nội I
Khoa gồm 13 cán bộ nhân viên, trong đó có 2 bác sĩ CKI, 2 bác sĩ, 1 Cử nhân Đại học và 8 Điều dưỡng Trung cấp.
BS.CKI Nguyễn Văn Hồng: Trưởng khoa
Cử nhân Phạm Thanh Thủy: Điều dưỡng trưởng khoa
Khoa Ngoại – Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức
Khoa gồm 18 nhân viên y tế, trong đó có 5 bác sĩ chuyên khoa, 3 kỹ thuật viên, 9 Điều dưỡng và 1 Hộ lý.
BS.CKI Nguyễn Văn Chiến: Trưởng khoa
Cử nhân Cao Thị Dương: Điều dưỡng trưởng khoa
Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực
Khoa gồm có 22 cán bộ nhân viên, trong đó có 1 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ, 1 Bác sĩ CKI, 2 Bác sĩ, 3 Cử nhân Điều dưỡng, 13 Điều dưỡng Trung cấp và 1 Hộ lý.
TS.BS Hoàng Văn Tuấn: Trưởng khoa
ThS.BS Phạm Văn Tạ: Phó Trưởng khoa
Cử nhân Vũ Thị Thanh Thủy: Điều dưỡng trưởng khoa
Khoa Khám bệnh
Khoa gồm 14 cán bộ nhân viên, trong đó 1 Thạc sĩ, 2 Bác sĩ CKI, 1 Điều dưỡng Đại học, 1 Điều dưỡng Cao đẳng, 7 Điều dưỡng Trung cấp.
BS.CKI Nguyễn Mạnh Tiến: Trưởng khoa
ThS.BS Chu Thị Cúc Hương: Phó Trưởng khoa
Cử nhân Nguyễn Thị Bích Vân: Điều dưỡng trưởng khoa
Khối cận lâm sàng
Khoa Dược – Vật tư Y tế
Khoa gồm 15 cán bộ nhân viên, trong đó có 3 Thạc sĩ, 1 Dược sĩ Đại học, 1 Dược sĩ Cao đẳng, 8 Dược sĩ Trung cấp, 1 Kế toán và 1 Kỹ thuật viên.
ThS.DS Nguyễn Đình Tuyển: Trưởng khoa
ThS.DS Nguyễn Hải Lý: Phó Trưởng khoa
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa gồm 6 cán bộ nhân viên, trong đó có 3 Cử nhân Đại học, Cao đẳng, 2 Điều dưỡng Trung cấp và 1 Hộ lý.
Cử nhân Phạm Thị Kiền: Trưởng khoa
Cử nhân Nguyễn Thị Chiến: Điều dưỡng Trưởng khoa
Khoa Dinh dưỡng
Khoa gồm 3 cán bộ nhân viên, trong đó có 2 Cử nhân Đại học, Cao đẳng và 1 Điều dưỡng Trung cấp.
Cử nhân Nguyễn Thị Kim Thoa: Trưởng khoa
Khoa Vi sinh
Khoa gồm 14 cán bộ nhân viên, trong đó có 1 Bác sĩ CKII, 3 Cử nhân, 7 Kỹ thuật viên, 2 Điều dưỡng và 1 Y công.
BS.CKII Nguyễn Phượng Hoàng: Trưởng khoa
Cử nhân Vũ Thị Xuân Thu: Kỹ thuật viên Trưởng khoa
Khoa Hóa sinh – Huyết học & Truyền máu
Khoa gồm 13 cán bộ, trong đó có 3 Bác sĩ CKI, 2 Cử nhân, 7 Kỹ thuật viên và 1 Y công.
BS.CKI Đỗ Băng Tâm: Trưởng khoa
Cử nhân Chu Minh Hòa: Kỹ thuật viên trưởng khoa
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa gồm có 7 cán bộ nhân viên, trong đó có 1 Bác sĩ CKII, 1 Bác sĩ CKI, 4 Kỹ thuật viên, 1 Điều dưỡng
BS.CKII Lưu Đình Hùng: Trưởng khoa
Thời gian làm việc
Để đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng, bệnh viện làm việc các ngày trong tuần với thời gian cụ thể như sau
Thứ Hai – Chủ Nhật: 08:00 – 16:00
Để thuận tiện hơn trong việc thăm khám và điều trị tại bệnh viện, người bện có thể tham khảo quy trình khám chữa bệnh dưới đây trước khi di chuyển điêu trị tại bệnh viện, tránh hoang mang, tiết kiệm thời gian.
Quy trình khám và điều trị tại bệnh viện Phổi Hà Nội
Quy trình khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
- Bước 1: Bệnh nhân làm thủ tục khám chữa bệnh tày quầy tiếp nhận bệnh nhân, nộp thẻ BHYT và các loại giấy tờ tùy thân có ảnh (nếu có yêu cầu).
- Bước 2: Lấy số thứ tự tự động, người bệnh được nhân viên y tế hỗ trợ trong khâu này.
- Bước 3: Khi tới lượt khám của mình, bệnh nhân vào buồng khám để gặp bác sĩ chẩn đoán, trao đổi bệnh lý và đưa ra các chỉ định điều trị.
- Bước 4: Tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
- Bước 5: Chờ nhận kết quả điều trị và quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận.
- Bước 6: Bác sĩ kết luận, tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe. Đưa ra kết luận nhập viện hay không nhất thiết để nhập viện.
- Bước 7: Lãnh thuốc và thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoài chính sách thẻ BHYT.
- Bước 8: Nhận lại thẻ BHYT gốc và ra về. Quay trở lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Quy trình khám chữa bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế
- Bước 1: Bệnh nhân làm thủ tục khám chữa bệnh tại quầy tiếp nhận bệnh nhân. Lấy số thứ tự và ngồi chờ bên ngoài phòng khám.
- Bước 2: Khi tới lượt khám của mình, bệnh nhân vào phòng khám để gặp bác sĩ.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và đưa ra chỉ định nếu cần thiết.
- Bước 4: Tiến hành điều trị theo chỉ định.
- Bước 5: Chờ kết quả và đưa kết quả điều trị về phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận.
- Bước 6: Bác sĩ đưa ra kết luận và quyết định nhập viện hay không nhập viện. Nếu có chỉ định nhập viện, bệnh nhân tiến hành làm thủ tục nhập viện theo yêu cầu. Nếu không có yêu cầu, tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
- Bước 7: Nhận kết quả và toa thuốc từ bác sĩ. Di chuyển đến nhà thuốc của bệnh viện để lãnh thuốc.
- Bước 8: Thanh toán các chi phí khám chữa bệnh tại quầy thu ngân.
- Bước 9: Ra về và quay trở lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thông tin liên lạc
Liên hệ trực tiếp với bệnh viện
Địa chỉ: Số 44 Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: (024) 3821 9062
Website: http://phoihanoi.vn/
Liên hệ qua hộp thư bệnh viện
Khi bạn có các yêu cầu hay thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với bệnh viện các cách sau. Gọi điện liên hệ trực tiếp với bệnh viện hoặc các bạn gửi tin nhắn về hộp thư của bệnh viện. Bệnh viện sẽ nhanh chóng giải đáp các thắc mắc và yêu cầu của bạn.
Như vậy, songkhoe.medplus.vn đã chia sẽ một số thông tin chi tiết về Bệnh viện sẽ giúp bạn trong quá trình thăm khám và điều trị một cách tốt hơn. Để tìm hiểu thêm thông tin về các cơ sở y tế bạn có thể tham khảo tại đây.