Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi). Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu. Vậy nguyên nhân và triệu chứng sỏi thận là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Chế độ ăn uống, sinh hoạt góp phần gây ra bệnh lý và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Vì vậy, việc phòng tránh để hạn chế mắc bệnh là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây sỏi thận, niệu đạo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh, nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng trên:
-
Thói quen uống ít nước dẫn đến lượng nước trong cơ thể không đủ để tuần hoàn thận. Vì vậy chức năng lọc của thận giảm, nước tiểu đặc chứa nồng độ ion muối khoáng cao, dễ kết tinh.
-
Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn mặn quá và sử dụng thức ăn chứa nhiều gốc ion muối như cần tây, rau muống, cải,… cũng làm tăng nguy cơ mắc thận.
-
Đặc biệt là nhịn tiểu khiến cho nước tiểu tích tụ bàng quang nhiều, gây bể thận tích tụ chất khoáng trong thời gian dài gây lên bệnh.
-
Cơ thể có dị tật bẩm sinh về đường tiết niệu gây tắc nghẽn.
-
Nhiễm trùng đường sinh dục và tiết niệu do vệ sinh không thường xuyên làm cho nguy cơ mắc bệnh cao.
-
Sử dụng thuốc có thành phần gây thận như thuốc lợi tiểu, thiazid,…
-
Bị chấn thương nằm một chỗ cũng ảnh hưởng gây bệnh.
Với những nguyên nhân gây bệnh như trên thì biểu hiện của bệnh sỏi thận là điều mà mọi người quan tâm nhiều.
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sỏi thận là gì?
Khoảng một phần ba dân số bị bệnh, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.
Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu . Những triệu chứng khác bao gồm:
- Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;
- Tiểu máu;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Ớn lạnh;
- Sốt;
- Cơn đau quặn thận thường xuyên;
- Đi tiểu gấp;
- Đổ mồ hôi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận?
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này nếu bạn:
- Có người trong gia đình bị bệnh sỏi thận;
- Ăn quá nhiều muối hoặc đường;
- Béo phì;
- Bệnh hoặc phẫu thuật về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa từ đó ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi và nước của bạn;
- Mắc một số bệnh lý như nhiễm toan ống thận, cystinuria, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định.
Chăm sóc bệnh nhân sỏi thận
Chế độ ăn uống như thế nào để tránh bị tái phát bệnh sỏi thận? Sỏi, thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80 – 90%) là sỏi canxi, gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin.
Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò:
- Uống nhiều nước
- Ăn ít thịt động vật
- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như: sữa, phômai…)
- Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat
- Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi
- Nên ăn nhiều rau tươi
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…
Nguồn tham khảo: