Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong rất cao. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu cho biết đột quỵ có thể điều trị bằng tế bào gốc. Liệu pháp này được đánh giá có kể quả tích cực và dễ thực hiện hơn so với các phương pháp cũ. Vậy liệu pháp tế bào gốc cho bệnh đột quỵ được thực hiện như thế nào? Chi phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có cao không? Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Đột quỵ và những điều cần biết
1.1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Đột quỵ thường xảy ra đột ngột, là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Theo thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc đột quỵ đang tăng cao một cách báo động. Theo đó, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ não mới. Do đó, phát hiện và điều trị đột quỵ kịp thời rất quan trọng.
1.2. Nguyên nhân của bệnh đột quỵ
Những yếu tố dẫn đến hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) có thể kể đến như:
- Tuổi tác
- Giới tính (nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới)
- Di truyền
- Người có tiền sử đột quỵ
- Đái tháo đường
- Bệnh tim mạch
- Cao huyết áp
- Mỡ máu
- Thừa cân, béo phì
- Hút thuốc
- Ít vận động
- Uống nhiều rượu
- Lối sống không lành mạnh…
1.3. Dấu hiệu/biểu hiện
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột và phần lớn gây ảnh hưởng đến một bên cơ thể của người bệnh. Những triệu chứng này rõ rệt và nặng nhất trong vòng 24-72 giờ đầu. Những dấu hiệu thường gặp ở bệnh đột quỵ có thể kể đến là:
- Thay đổi thị lực, đặc biệt là chỉ ảnh hưởng một bên mắt;
- Chóng mặt hoặc mất phối hợp;
- Đi lại khó khan;
- Lú lẫn;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Đau đầu đột ngột, dữ dội mà không rõ nguyên nhân;
- Tê đột ngột ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể;
- Yếu ở một bên của cơ thể;
- Một bên mặt rũ xuống;
- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể;
- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường;
- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động;
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn…
2. Phương pháp điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc
Tế bào gốc được chứng minh có hiệu quả với bệnh nhân đột quỵ nhờ khả năng chống viêm và điều hòa miễn dịch. Quy trình điều trị đột qụy bằng tế bào gốc rất nhanh chóng và đơn giản. Trong quá trình trị liệu, các tế bào gốc được truyền qua đường tĩnh mạch, chúng sẽ lưu thông qua mạch máu cho đến khi đến các vùng bị tổn thương. Sau đó, chúng kích thích sự đổi mới tế bào thần kinh và quá trình phục hồi của não bắt đầu. Điều này dẫn đến việc cải thiện tất cả các triệu chứng liên quan đến tình trạng bệnh đột quỵ.
Quy trình điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc là an toàn và có những kết quả tích cực. Kết quả điều trị chứng minh tế bào gốc có khả năng:
- Kích hoạt các tế bào xung quanh mô não bị tổn thương để xúc tác quá trình chữa lành nhanh chóng và cải thiện chức năng não tốt hơn.
- Cải thiện độ dẻo dai của khớp và tăng sự nhanh nhẹn cho các ngón tay.
- Sức mạnh cơ bắp và khả năng kiểm soát các chi cũng được cải thiện.
- Tế bào gốc trưởng thành có khả năng kích thích thế hệ tế bào thần kinh mới, tế bào biểu bì và tế bào hình sao, phát huy lợi ích điều trị cho bệnh nhân đột quỵ.
3. Phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có cao không?
3.1. Chi phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc
Theo khảo sát trên Twitter, trung bình bệnh nhân chi từ dưới 5.000 USD đến 25.000 USD hoặc hơn cho các liệu pháp tế bào gốc. Theo đó:
- Các phương pháp điều trị chỉnh hình ít tốn kém hơn. Hầu hết những người trả chi phí điều trị tế bào gốc cho bệnh lý chỉnh hình hoặc cơ xương khớp đều thấp hơn dưới 5.000 USD.
- Chi phí điều trị các bệnh lý phức tạp sẽ cao hơn. Ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh thoái hóa thần kinh (như bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ), viêm khớp vẩy nến hoặc tự kỷ..
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mức phí điều trị chấn thương tủy sống bằng tế bào gốc có sự thay đổi. Bạn có thể tham khảo mức phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc như sau:
- Tại DVC Stem, liệu pháp tế bào gốc cho đột quỵ sẽ có giá $20.000. Chi phí này bao gồm việc sử dụng 300 triệu tế bào gốc có nguồn gốc từ mô dây trung mô. Các tế bào này được kiểm tra khả năng tồn tại nhiều lần để đảm bảo chất lượng tế bào.
- Tại Innovations Medical, chi phí điều trị dao động từ $5.000 đến $10.000. Phạm vi chi phí phụ thuộc vào số lượng tế bào gốc sử dụng, loại tế bào gốc sử dụng, phương pháp cấy ghép, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân…
3.2. Phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có cao không?
Theo đó, chi phí điều trị đột quỵ dao động từ 200 – 400 triệu VNĐ hoặc hơn. Chúng ta đều biết mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của bệnh đột quỵ. Ngoài ra, các liệu pháp tế bào gốc đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, các thiết bị điều trị đạt yêu cầu chất lượng, quá trình thực hiện chữa trị cần phải theo sát cẩn thận… Do đó, có thể xem mức phí điều trị đột quỵ này là hoàn toàn phù hợp.
Lưu ý: Chi phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như:
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân;
- Mức độ bệnh;
- Độ tuổi;
- Loại tế bào gốc và số lượng tế bào gốc được sử dụng;
- Điều trị nội trú hay ngoại trú;
- Chi phí di chuyển;
- Các kiểm tra sức khỏe cần thiết,
- Phương pháp điều trị….
4. Kết luận
Phí điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có cao không? Theo khảo sát, bệnh nhân chi từ 200 – 400 triệu hoặc hơn cho quá trình điều trị. Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh, loại tế bào gốc được dùng, số lượng tế bào gốc cần thiết và một số yếu tố khác. Tại Việt Nam, bạn có thể liên hệ ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB để được hỗ trợ thông tin chi phí điều trị bệnh bằng tế bào gốc.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nguồn thông tin tham khảo: