Liệt mặt dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe và khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời, nó cũng gây tâm lý ngại tiếp xúc cho bệnh nhân. Việc điều trị liệt nửa mặt phải mất một khoảng thời gian nhất định và có thể tái phát. So với các liệu pháp cũ, điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc được đánh giá hiệu quả và dễ thực hiện hơn. Vậy chi phí điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc có cao không? Phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Medplus qua bài viết sau nhé.
1. Bệnh liệt mặt: Nguyên nhân và biểu hiện
1.1. Bệnh liệt mặt là gì?
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động chi phối vận động cơ mặt. Bệnh liệt mặt hay liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt gây nên. Bệnh làm các cơ mặt xệ xuống và yếu đi. Bệnh liệt mặt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt.
Liệt mặt là bệnh phổ biến đứng đầu trong số các bệnh liên quan đến dây thần kinh mặt. Số người mắc bệnh liệt mặt lên đến 20-60/100.000 người/năm.
Bệnh lý này còn ảnh hưởng đến thị lực và cản trở khả năng thực hiện một số hoạt động thường ngày: ăn nhai, uống nước, vệ sinh răng miệng…. Nặng nề hơn cả là di chứng co thắt cơ mặt lan tỏa, chảy nước mắt khi hoạt động cơ mặt do sự hồi phục vận động không hoàn toàn hay tái tạo bất thường của dây thần kinh VII.
Xem thêm: 6 điều cần biết về căn bệnh Liệt nửa mặt – Liệt dây thần kinh số 7
1.2. Bệnh liệt mặt do yếu tố nào gây nên?
Liệt dây thần kinh 7 ngoại vi thường là liệt mặt Bell do dây thần kinh mặt bị viêm hoặc là do nhiễm lạnh đột ngột. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của liệt mặt. Hầu hết các liệt mặt thuộc trường hợp này sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng.
Ngoài ra những nguyên nhân của bệnh liệt mặt khác có thể kể đến như:
- Tai biến mạch máu não,
- U hệ thần kinh trung ương,
- Biến chứng chấn thương sọ vùng thái dương,
- Đột quỵ,
- Do u não,
- U ở cầu não,
- U góc cầu tiểu não,
- U nền sọ,
- Biến chứng thần kinh của u vòm họng,
- Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập, gãy rạn nứt xương đá,
- Do viêm nhiễm,
- Do viêm tai mũi họng thường xuyên mà không điều trị dứt điểm…
1.3. Biểu hiện
Người bị bệnh liệt mặt thường có những dấu hiệu như:
- Mặt bị xệ, cứng, mất nếp nhăn, bất động một cách bất thường;
- Không nhắm kín được mắt ở bên liệt, nét mặt mất sự linh hoạt hoặc không chúm môi được;
- Méo mồm, miệng lệch sang một bên;
- Miệng khép không kín và chảy nhiều nước dãi, nước mắt chảy nhiều hơn bình thường;
- Mất khả năng nhăn trán, phồng má, chu môi;
- Ăn uống khó khăn, hay trào ra ngoài, vị giác kém hơn;
- Khó cười nói;
- Đau nhức đầu, tai trong, đau sau hoặc trước tai;
- Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng;
- Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ;
- Nhân trung lệch sang bên liệt;
- Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng;
- Nghe lớn âm thanh một bên tai…
2. Điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc
Tế bào gốc được xác định bởi hai thuộc tính. Đầu tiên, chúng có thể “tự làm mới”, tức là chúng có thể phân chia và tạo ra nhiều tế bào gốc hơn cùng loại. Thứ hai, chúng có thể trưởng thành hoặc “biệt hóa” thành các tế bào chuyên biệt thực hiện một chức năng cụ thể, chẳng hạn như trong da, cơ hoặc máu. Các tế bào gốc này khi được đưa vào cơ thể tại vị trí bị thương hoặc bệnh tật, có thể thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị trục trặc và tạo ra các cấu trúc hoạt động mới. Nhờ đó, tế bào gốc được ứng dụng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh, trong đó có bệnh liệt mặt.
Nghiên cứu điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc và kết quả
Một trong những trường hợp điều trị liệt mặt thành công là về Sonia Coontz – người bị đột quỵ khiến cơ thể bị liệt hoàn toàn và khiến cô gần như không thể giao tiếp.
Các nhà nghiên cứu đã tiêm tế bào gốc vào não của Sonia tại vùng bị tổn thương. Khi vào trong não, các tế bào gốc bắt đầu hoạt động để xác định các dây thần kinh bị hư hỏng và thay thế chúng bằng những dây thần kinh mới. Chỉ sau một lần điều trị, chức năng vận động và giọng nói của Sonia được cải thiện đáng kể ngay lập tức,
Nguồn: Potential of Stem Cell-Based Therapy for Ischemic Stroke
Có thể kết luận rằng, điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc có những kết quả tích cực.
Lưu ý: liệu pháp tế bào gốc cho bệnh liệt mặt không phải đều phù hợp với tất cả mọi người. Các bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố sau rồi xem xét có tiến hành điều trị được không:
- Tình trạng sức khỏe,
- Độ tuổi của bệnh nhân;
- Giai đoạn bệnh;
- Tiền sử bệnh lý trước đó…
3. Phí điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc cao không?
3.1. Điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc bao nhiêu?
Theo khảo sát trên Twitter, trung bình bệnh nhân chi từ dưới 5.000 USD đến 25.000 USD hoặc hơn cho các liệu pháp tế bào gốc.
- Các phương pháp điều trị chỉnh hình ít tốn kém hơn. Hầu hết những người trả chi phí điều trị tế bào gốc cho bệnh lý chỉnh hình hoặc cơ xương khớp đều thấp hơn dưới 5.000.
- Chi phí điều trị các bệnh lý phức tạp sẽ cao hơn. Ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh thoái hóa thần kinh (như bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ), viêm khớp vẩy nến, tự kỷ, bại não, liệt mặt…
3.2. Phí điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc cao không?
Để có thể định mức được chi phí điều trị bệnh liệt mặt thì cần xem xét trên nhiều yếu tố. Bởi vì căn bệnh này khá nguy hiểm, tốn thời gian nên việc điều trị sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Những yếu tố quyết định đến mức chi phí của bệnh liệt mặt bao gồm:
- Độ tuổi của bệnh nhân,
- Giai đoạn bệnh,
- Các tình trạng y tế liên quan,
- Loại tế bào gốc được sử dụng,
- Số lượng tế bào gốc sử dụng,
- Phương pháp điều trị tế bào gốc,
- Điều trị nội trú hay ngoại trú,
- Trang thiết bị, vật tư y tế đi kèm…
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng liệt mặt là bệnh lý nghiêm trọng. Trong khi đó để ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh đòi hỏi đội ngũ thực hiện phải có chuyên môn cùng tay nghề cực kỳ cao. Các thiết bị xét nghiệm, theo dõi, điều trị cũng phải chất lượng hàng đầu. Do đó với khoản phí dao động từ 5.000 USD – 25.000 USD hoặc hơn được xem là phù hợp.
4. Kết luận
Phí điều trị liệt mặt bằng tế bào gốc có cao không? Trung bình bệnh nhân chi từ dưới 5.000 USD đến 25.000 USD hoặc hơn cho các liệu pháp tế bào gốc. Ngoài ra chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố như: độ tuổi của bệnh nhân, mức độ bệnh, loại tế bào gốc được sử dụng, số lượng tế bào cần thiết… Tại Việt Nam, nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ ngân hàng FSCB để được hỗ trợ các dịch vụ về tế bào gốc.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nguồn thông tin tham khảo: