Trẻ bị gãy xương đòn có sao không? Nguyên nhân trẻ gãy xương đòn
Trẻ bị gãy xương đòn có sao không?
Trẻ bị gãy xương đòn hay còn gọi là gãy xương quai xanh là tai nạn thường gặp nhất trong chấn thương ở vai (chiếm khoảng 35% đến 40% các trường hợp). Vị trí thường gặp nhất là ⅓ xương trong. Tuy đa số các trường hợp sẽ phục hồi nhanh chóng và không gây nguy hiểm, một số khác lại gây ra biến chứng nghiêm trọng: suy hô hấp, chảy máu trong, tràn dịch màng phổi,… Thông thường, tình trạng này khá dễ nhận biết với các dấu hiệu như: sưng, đau ở vị trí gãy, mất chức năng vai, xệ vai.
Nguyên nhân trẻ bị gãy xương đòn
Theo thống kê, các nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương gãy xương đòn ở trẻ là:
- Té ngã: Khi chơi đùa, trẻ thường xuyên té ngã. Tuy nhiên, nếu va chạm mạnh với vật cứng hoặc dùng tay chống khi té có thể dẫn đến tai nạn gãy xương quai xanh.
- Chấn thương trong thể thao: Trong khi chơi thể thao, đôi khi sẽ có những va chạm, hoạt động quá sức, sai tư thế,… dẫn đến gãy xương đòn.
- Tai nạn giao thông: Sự va chạm mạnh giữa các phương tiện sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến con người, cụ thể là gãy xương quai xanh.
Cách chăm sóc cho trẻ bị gãy xương đòn
Dưới đây là các biện pháp được gợi ý để chăm sóc trẻ bị gãy xương đòn:
- Đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở chuyên môn ngay khi phát hiện
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ
- Đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn nhằm giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bé dễ dàng
- Không tự ý tháo đai số 8
- Không làm ướt, bẩn bột
- Giúp bé vệ sinh cơ thể, các chi sạch sẽ hàng ngày
- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu lạ: vết thương có mùi hôi, tê các chi,…
- Cho trẻ tập các bài tập phục hồi chức năng theo yêu cầu của bác sĩ, nhằm khôi phục lực kéo của các cơ.
- Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp.
- Hạn chế cho trẻ vận động mạnh gây ảnh hưởng đến vết thương
- Không để trẻ tự đi vào những nơi trơn trượt để hạn chế nguy cơ té ngã
- Dặn dò bé đi đứng cẩn thận, tránh các va chạm.
Khi nào trẻ bị gãy xương đòn cần đi khám?
Ngay khi phát hiện trẻ bị gãy xương đòn, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu không, trẻ có nguy cơ cao sẽ gặp các biến chứng về sau. Ngoài ra, trong lúc di chuyển, cần chú ý nhẹ nhàng, hạn chế xê dịch mạnh nhằm tránh ảnh hưởng nặng nề đến vết thương.
Phòng ngừa gãy xương đòn cho trẻ
Hiện nay, chưa có biện pháp nào tối ưu cho việc phòng ngừa gãy xương đòn ở trẻ do đây là tai nạn khó lường trước được và có thể xảy ra bất cứ khi nào trong hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý cha mẹ có thể áp dụng nhằm hạn chế nguy cơ gãy xương quai xanh cho con. Cụ thể là:
- Hạn chế cho trẻ chơi các môn thể thao đòi hỏi hoạt động quá mạnh
- Cho trẻ đeo đồ bảo hộ khi ra đường, tham gia hoạt động thể thao
- Tránh để sàn nhà ướt, trơn trượt.
- Không để trẻ chơi đùa, đi vào những khu vực trơn trượt.
- Dạy trẻ không được xô đẩy bạn bè trong lúc chơi đùa
- Lót thảm cho sàn ở khu vực trẻ thường chơi
- Tạo ra không gian rộng rãi cho bé sinh hoạt, chơi đùa an toàn.
- Cung cấp cho bé chế độ ăn giàu canxi và vitamin giúp xương phát triển cứng cáp hơn.
Thực đơn cho trẻ bị gãy xương đòn
Chế độ ăn phù hợp đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục của trẻ bị gãy xương đòn. Dưới đây là một vài gợi ý về thực đơn cho trẻ bị gãy xương đòn:
- Thực phẩm giàu kẽm, canxi: hải sản, ngũ cốc, sữa, nấm…
- Thực phẩm giàu photpho: bí ngô, lòng đỏ trứng,…
- Thực phẩm chứa axit folic và vitamin B: chuối, cam, các loại rau xanh,…
- Thực phẩm chứa vitamin B12: thịt gà, thịt bò,…
Thực phẩm cần tránh
- Trà, cà phê: vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong các loại thức ăn khác, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương.
- Đồ ngọt: bánh kẹo, socola, nước ngọt,… khiến vết thương trở nên đau nhức.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào khiến các chất dinh dưỡng bên trong bị đào thải ra ngoài mà cơ thể không hấp thụ được.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị gãy xương đòn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị gãy xương đòn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo