Trẻ bị kiến ba khoang cắn có sao không?
Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại thường xuất hiện vào mùa mưa, khi bị đốt thường để lại vết bỏng rát, mụn nước trên da. Trường hợp trẻ bị kiến ba khoang cắn không chỉ có cảm giác rát bỏng, thương tổn trên diện rộng, trẻ còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Nguyên nhân trẻ bị kiến ba khoang cắn
Nếu trẻ sống hay chơi đùa ở gần khu vực kiến ba khoang thường được tìm thấy như: Ven ruộng, gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng sẽ có khả năng cao bị đốt hơn. Ngoài ra, kiến ba khoang còn thường sống ở môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, nơi có cỏ mọc xung quanh. Trong mùa mưa, bão, lũ lụt loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn và theo ánh đèn bay vào nhà. Những đặc điểm nhận dạng kiến ba khoang:
- Thân mình thon, dài như hạt thóc: ngang 1-1,2cm; dài 2-3cm, thường có màu đen và vàng
- Có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ
- Bay và chạy rất nhanh.
Cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen.
Cách chăm sóc cho trẻ kiến ba khoang cắn
- Nếu trẻ bị kiến ba khoang đốt, bố mẹ nên nhanh chóng tách kiến ra khỏi da bé. Nhưng tuyệt đối không dùng tay trần để bắt, giết kiến vì có thể bị dây độc vào tay.
- Rửa sạch vết cắn với nước sạch, nước muối sinh lý.
- Đưa trẻ đến các cơ sở ý tế, tùy vào mức độ tổn thương của da bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Nếu nhẹ chỉ cần bôi thuốc sát trùng là vết thương sẽ tự lành. Nếu nặng hơn bé có thể cần bôi thuốc đặc trị và uống kháng sinh để đề phòng bội nhiễm.
- Không bôi kem thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, bởi một số kem thuốc có thể làm tổn thương da bé.
Trẻ bị kiến ba khoang cắn khi nào cần đi khám?
Nếu phát hiện trẻ bị kiến ba khoang đốt hoặc có những dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để hạn chế những biến chứng không mong muốn:
- Viêm da xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
- Tổn thương có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
- Trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Bé có cảm giác bỏng rát tại chỗ kiến đốt, trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Phòng tránh bị kiến ba khoang cắn cho trẻ
- Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…
- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng
- Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
- Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.
- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng…
Thực đơn cho trẻ bị kiến ba khoang cắn
- Theo các bác sĩ thì kiến ba khoang đốt không cần kiêng cử gì về vấn đề ăn uống mà càn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt bé cần ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
- Trẻ bị kiến ba khoang cắn cần hạn chế ăn các thức ăn dị ứng hoặc dễ gây dị ứng như hải sản. Có thể uống thêm viên vitamin A, C, E để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và vết thương được mau lành hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị kiến ba khoang cắn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị kiến ba khoang cắn có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo