Trẻ bị hen suyễn có sao không? Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn
1. Trẻ bị hen suyễn có sao không?
Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính của đường thở. Trẻ bị hen suyễn có đường thở vô cùng nhạy cảm với các chất kích thích, có thể gây phù nề, co thắt, tắc nghẽn làm trẻ bị khó thở. Hen là bệnh di truyền và hoàn toàn không lây lan, truyền nhiễm. Nếu việc chẩn đoán hen chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, sẽ hạn chế hiệu quả điều trị: trẻ thường xuyên bị lên cơn, nhập viện, thậm chí có thể tử vong.
2. Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn
Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh hen suyễn bao gồm yếu tố môi trường và di truyền. Yếu tố dị nguyên bên ngoài gây hen suyễn ở mỗi trẻ rất đa dạng và khác nhau, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn, virus
- Không khí lạnh
- Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
- Mạt bụi nhà
- Xúc cảm mạnh, stress
- Tập luyện thể lực
- Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen
- Một số loại thức ăn và nước uống như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu
- Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn
Phụ huynh cần thường xuyên quan sát và dạy trẻ cách nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Khi lên cơn hen, cho trẻ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và để trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ. Đồng thời, lưu ý phòng tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:
- Tránh để thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, diệt gián
- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ
- Tránh dùng các loại có mùi như nước hoa, xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng
- Tránh nhang khói
- Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm
- Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng
- Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ
- Dùng cửa sổ để duy trì không khí sạch và trong lành
Trẻ bị hen suyễn khi nào cần đi gặp bác sĩ
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Thuốc không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn , trẻ vẫn còn khó thở.
- Nói năng khó nhọc
- Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở
- Cánh mũi phập phồng
- Tím tái môi hay đầu ngón tay – Đây là dấu hiệu rất nguy kịch
Phòng tránh hen suyễn cho trẻ
Tuy hen suyễn là bệnh duy truyền nhưng có thể phòng tránh bằng cách loại trừ được các tác nhân gây bệnh như là:
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để hạn chế khói bụi và các vi sinh vật trong không trung có thể lọt vào hệ thống hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể: Tác nhân dễ khiến trẻ mắc phải hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác chính là không khí lạnh. Vì vậy phụ huynh hãy lưu ý giữ ấm cho trẻ nhỏ.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ
- Tránh xa khói thuốc: Một số hóa chất trong khói thuốc gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Vì vậy tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc cũng như các yếu tố gây kích thích khác như bụi, phấn hoa, hóa chất,v.v..
- Giữ khoảng cách an toàn với vật nuôi nhằm tránh lông của chúng đi vào trong đường hô hấp.
- Thận trọng khi dùng thuốc: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng sai thời gian cũng như liều dùng, nhằm tránh các hậu quả và biến chứng có thể xảy ra.
Thực đơn cho trẻ bị hen suyễn
Những lưu ý về khẩu phần ăn cho trẻ bị hen suyễn:
Trẻ bị hen suyễn nên ăn gì
- Nên chú ý đến lượng chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu (cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày). Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần cần chiếm khoảng 40 – 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày.
- Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C như: cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua.
- Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam.
- Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
- Các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm giúp tăng cường sức đề kháng, tiêu đờm, bảo vệ chức năng hô hấp.
- Riêng trẻ em, trẻ sơ sinh cần cho trẻ duy trì bú sữa mẹ để giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, giảm triệu chứng tăng nặng của bệnh.
Trẻ bị hen suyễn không nên ăn gì?
- Nếu trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì nên tránh chúng và tránh những thức ăn làm từ thực phẩm đó.
- Cũng nên lưu ý đến một số loại thức ăn có thể có phản ứng dị ứng chéo với nhau. Ví dụ như trẻ bị dị ứng với cua, cũng nên thận trọng khi ăn tôm nước ngọt, tôm hùm, tôm nước mặn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng hen suyễn ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo