Trẻ bị trật khớp khuỷu tay có sao không? Nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu tay
Trật khớp khuỷu tay ở trẻ có sao không?
Trẻ bị trật khớp khuỷu tay là tình trạng xương quay của cánh tay dưới khuỷu tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chấn thương này thường gây ra đau đớn cho trẻ, thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, việc chữa trị có thể khiến trẻ phục hồi ngay lập tức, không cần thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, chấn thương này lại không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng lại không thể điều trị tại nhà. Do đó, cha mẹ không được tự ý nắn khớp cho bé mà phải đưa đến bệnh viện để thăm khám.

Nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu tay ở trẻ
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu tay ở trẻ nhỏ, cụ thể:
- Té ngã: Khi té với tư thế đè một tay nguy cơ bị trật khớp khuỷu tay sẽ rất cao.
- Tai nạn giao thông: Áp lực gây ra bởi sự va chạm giữa các phương tiện giao thông là rất lớn, nên nguy cơ cao sẽ gây ra chấn thương cho con người.
- Được nâng không đúng cách: Hành động nâng hay điều khiển hoạt động của bé có thể khiến khuỷu tay bé bị trật
- Kéo đột ngột: Trong lúc bước xuống lề đường hay đi xuống cầu thang, việc nắm tay bé có thể tạo ra lực lớn, làm khuỷu tay bé bị trật.
Cách chăm sóc cho trẻ bị trật khớp khuỷu tay
Theo các bác sĩ, việc phục hồi sau khi điều trị chấn thương trật khớp khuỷu tay cho trẻ nhỏ là tức khắc. Nghĩa là, trẻ có thể hoạt động, vui chơi bình thường và không yêu cầu thời gian tịnh dưỡng. Do đó, không yêu cầu phải chăm sóc đặc biệt sau khi chữa trị.
Tuy nhiên, ở trường hợp trẻ đã bị trật khớp lâu ngày mới chữa trị, trẻ sẽ trải qua cơn đau trong một ngày. Cha mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau trong ngày theo yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, nếu tình trạng đau vẫn tiếp diễn vào hôm sau, trẻ cần được đi khám ở bệnh viện ngay.
Trật khớp khuỷu tay ở trẻ khi nào cần đi khám?
Ngay khi phát hiện trẻ bị trật khớp khuỷu tay, cha mẹ cần đưa bé đi khám ở bệnh viện để xác định mức độ chấn thương và có phương pháp điều trị tức thời. Nhờ đó, trẻ sẽ không trải qua đau đớn kéo dài và nhanh chóng hồi phục.
Phòng ngừa trật khớp khuỷu tay cho trẻ
Dưới đây là những lưu ý để phòng ngừa tình trạng trật khớp khuỷu tay cho bé:
- Hạn chế kéo đột ngột khi trẻ đang di chuyển
- Thực hiện đỡ trẻ đúng cách, nhằm hạn chế nguy cơ gây tổn thương cho bé
- Không để trẻ đi vào nơi ẩm ướt, trơn trượt để tránh té ngã
- Cho trẻ mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao, tham gia giao thông
- Dạy trẻ chơi đùa an toàn
- Không để trẻ tham gia thể thao không phù hợp với lứa tuổi và nguy cơ chấn thương cao
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn
- Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh để cơ thể phát triển tốt nhất.
Thực đơn cho trẻ bị trật khớp khuỷu tay
Dưới đây là các gợi ý về thực phẩm trẻ bị trật khớp khuỷu tay nên bổ sung:
- Thực phẩm giàu omega-3: hạt lạnh, cá hồi, cá da trơn,…
- Nghệ: giúp giảm đau, tuy nhiên, có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng.
- Gừng: có vai trò giảm đau, kháng viêm
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị trật khớp khuỷu tay phải làm sao? Trẻ nhỏ bị trật khớp khuỷu tay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo