Trẻ bị trật khớp ngón tay có sao không? Nguyên nhân gây ra trật khớp ngón tay cho trẻ
1. Trật khớp ngón tay ở trẻ có sao không?
Trẻ bị trật khớp ngón tay là chấn thương khi khớp ngón tay của bé bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này có thể gây sưng tấy, đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên môn cao. Từ đó, việc điều trị và phục hồi sẽ hiệu quả hơn, giảm thiểu các biến chứng về sau cho bé.

2. Nguyên nhân gây ra trật khớp ngón tay ở trẻ
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương trật khớp ngón tay ở trẻ nhỏ. Cụ thể là:
- Bị va chạm mạnh: Những tác động ngoại lực mạnh như kẹt ngón tay ở cửa cũng gây tổn thương lớn đến các khớp, gây ra trật khớp.
- Té ngã: Sự va chạm khi té ngã đều có thể gây ra các chấn thương cho cơ thể con người, tùy theo các yếu tố khác nhau làm nên các mức độ tổn thương khác nhau.
- Chơi thể thao: Khi hoạt động thể thao, các yếu tố như: quá hăng say, hoạt động quá mạnh, sai tư thế,… đều có thể gây ra trật khớp ngón tay.
Cách chăm sóc cho trẻ khi bị trật khớp ngón tay
Dưới đây là các phương pháp được gợi ý nhằm chăm sóc trẻ nhỏ bị trật khớp ngón tay hiệu quả. Cụ thể:
- Đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để xác định mức độ, loại chấn thương và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp (đeo nẹp, phẫu thuật,…)
- Tránh để trẻ đi vào nơi ẩm ướt, trơn trượt để đề phòng té ngã
- Tránh cho trẻ hoạt động thể chất mạnh
- Không để trẻ mang vác nặng hay hoạt động quá nhiều
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Cho trẻ tập các bài vật lí trị liệu theo yêu cầu của bác sĩ nhằm giảm bớt tình trạng cứng khớp
- Giúp và dạy trẻ vệ sinh cơ thể hàng ngày, tránh làm ướt vết thương hoặc vị trí tổn thương.
Trẻ bị trật khớp ngón tay khi nào cần đi khám?
Trẻ bị trật khớp ngón tay cần được đưa đi khám ở bệnh viện ngay khi phát hiện. Vì nếu kéo dài hoặc chữa trị tại nhà, sẽ có thể không hiệu quả hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau như mất khả năng vận động của bàn tay và cứng khớp lâu dài.
Phòng ngừa trật khớp ngón tay cho trẻ
Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa trật khớp ngón tay ở trẻ nhỏ, cụ thể:
- Cho trẻ đeo đồ bảo hộ đủ tiêu chuẩn khi tham gia giao thông, chơi thể thao
- Hạn chế các hoạt động thể thao mạnh, không phù hợp với lứa tuổi
- Dạy trẻ chơi đùa vừa phải, tránh té ngã
- Chú ý đến trẻ khi chơi đùa
- Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ là an toàn (không trơn trượt, ẩm ướt)
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển theo từng lứa tuổi (giàu canxi, vitamin)
Thực đơn cho trẻ bị trật khớp ngón tay
Sau đây là những gợi ý về thực đơn cho trẻ trong thời gian hồi phục trật khớp ngón tay:
- Thực phẩm giàu kali: chuối, bơ, dừa,…
- Thực phẩm giàu mangan: hàu, bột cacao, socola,…
- Thực phẩm giàu khoáng và vitamin giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch
- Các loại thịt và xương ống giàu canxi giúp xương khớp dẻo dai, nhanh hồi phục
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị trật khớp ngón tay phải làm sao? Trẻ nhỏ bị trật khớp ngón tay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo