Hăm tã là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu không biết cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đúng cách, sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng.
1. Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã là tình trạng da bị đỏ tấy đau và rát. Thông thường hăm hay xảy ra ở những vùng mặc tã hoặc bỉm như mông, bẹn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng những lý do thông thường nhất đó là:
- Chất liệu làm tã, giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, và các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy khiến da trẻ bị dị ứng.
- Da trẻ quá nhạy cảm.
- Bị nhiễm trùng hoặc nấm khiến trẻ bị hăm tã. Ở trên da trẻ thường hay có nấm và ký sinh trú ngụ. Tuy không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bẩn do nước tiểu hoặc phân của trẻ, vi trùng và nấm dễ phát triển và gây ra tình trạng da đỏ, nhiều mụn nhỏ, ngứa, rất khó chịu.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến hăm tã đó là:
- Chất liệu tã hoặc bỉm quá thô ráp khiến da nhạy cảm của trẻ khó chịu.
- Một số hoá chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ. Các loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho làn da non nớt của trẻ.
2. Biểu hiện của hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nhận biết được các biểu hiện của hăm tã không khó. Trẻ sẽ dễ bị hăm tã nếu có các dấu hiệu sau:
- Trẻ tỏ ra khó chịu, ngủ không ngon và thẳng giấc
- Ở các phần da tiếp xúc với tã như mông, bẹn, các ngấn ở đùi và mông trẻ, nổi các nốt mẩn đỏ.
- Trên da trẻ, có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét.
- Ở những vùng da bị tổn thương, trẻ cảm thấy rất đau, khó chịu. Trẻ chỉ thấy dễ chịu khi có nước tiếp xúc vào.
3. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất đó là phải rửa sạch các khu vực da bị hăm của trẻ sạch sẽ bằng xà phòng, nước sạch. Sau khi rửa xong, bố mẹ nên nhớ phải thật khô da của trẻ một cách nhẹ nhàng rồi sau đó mới bôi thuốc trị hăm lên vùng da mông, bẹn một lớp mỏng. Khi đã bôi kem cho trẻ xong, bố mẹ tiếp tục mặc tã hoặc bỉm cho trẻ.
4. Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em
Trên thực tế, hăm tã ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Để giúp hạn chế hăm tã ở trẻ, bố mẹ cần phải nhớ những lưu ý sau:
- Rửa sạch mông, bẹn, các vùng da ở bộ phận sinh dục cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
- Để khu vực mông trẻ thoáng mát nhiều lần trong ngày.
- Rửa sạch bố mẹ trước và sau khi thay tã cho trẻ để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm.
- Lựa chọn các loại bỉm, tã lót, mềm, mỏng, ít hóa chất, chất tạo mùi.
- Thường xuyên thay tã, bỉm cho trẻ.
- Các đồ dùng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn,…. nên được giặt sạch rồi mới dùng cho trẻ.
- Lựa chọn cho trẻ các loại quần áo làm từ chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút.
- Khi trẻ đi tiểu xong, có thể dùng nước ấm, khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng da mặc tã. Trong trường hợp trẻ đi đại tiện, bố mẹ có thể sử dụng một ít sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ để làm sạch giúp trẻ.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn, lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hoặc nôn mửa, bố mẹ hãy gọi cho bác sĩ để điều trị.
5. Chọn thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh thế nào?
Thuốc trị hăm đóng vai trò quan trọng cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Vì vậy, trước khi chọn mua thuốc, bố mẹ cần phải nắm rõ các tiêu chí của việc trị hăm tốt và hiệu quả. Các tiêu chí bao gồm:
- Thuốc có ngăn ngừa được da bị dị ứng, phát ban, hăm do mang tã, bỉm hay không?
- Thuốc có tác dụng làm mềm và dịu da trẻ không?
- Khả năng bảo vệ da khỏi các tác nhân kích ứng của thuốc thế nào?
- Thuốc có giúp tổn thương trên da nhanh lành không?
- Ngoài ra, thuốc có ngăn ngừa hăm tã, viêm da… không?
- Thành phần của thuốc chiết xuất tự nhiên và được chứng minh an toàn không?
Nếu thuốc trị hăm đạt được các tiêu chí trên, bố mẹ có thể mua về cho trẻ dùng thử. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng trẻ, không phải loại thuốc nào cũng nhạy ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Đôi khi, bố mẹ có thể phải thay đổi thuốc để tìm được loại phù hợp với trẻ hơn.
Hăm tã tuy là một hiện tượng phổ biến nhưng không quá khó chữa ở trẻ nhỏ nếu bố mẹ biết cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Trong trường hợp tình trạng hăm kéo dài quá lâu, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily