Cỏ tranh là loại cây mọc dại ở rất nhiều vùng quê ở Việt Nam. Ở các vùng cao như Tây Bắc, Tây nguyên, lá thường được sử dụng làm vật liệu lợp mái nhà truyền thống rất bền chắc.
Cỏ tranh khi bị đốt thường cho tro có vị mặn. Vì vậy, trong rừng thú thường đến để liếm thay muối. Chuyện này còn được nhắc đến trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc với hình ảnh anh hùng Núp (Đinh Núp) đốt cỏ tranh để lấy vị mặn của muối.
Rễ sử dụng làm thuốc do có tính lợi tiểu thường được biết với tên vị thuốc Đông Y là: “Bạch mao căn”
Thông tin về Cỏ tranh
![Rễ Cỏ tranh – 7+ Bài thuốc Nam trị bệnh [Có thể làm bạn bất ngờ] 129 Rễ Cây Cỏ Tranh](https://songkhoe.medplus.vn/wp-content/uploads/2020/07/Co-tranh.png)
Tên tiếng Việt: Cỏ tranh, Bạch mao căn, Nhả cà, Lạc cà (Tày), Gan (Dao), Đia (Kdong)
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Raeusch.
Họ: Poaceae
Công dụng: Giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, ho gà (Thân rễ sắc uống).
Mô tả cây Cỏ tranh
- Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khoẻ chắc, thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chuỳ nhưng hình bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
- Mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta.
Thành phần hóa học của Cỏ tranh
Trong thân rễ có glucoza, fructoza và axit hữu cơ
Công dụng và liều dùng
- Tính chất theo tài liệu cổ: Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt tính ôn. Vào ba kinh tâm, tỳ, vị, có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.
- Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
- Liều dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc
7+ Đơn thuốc Bạch mao căn
![Rễ Cỏ tranh – 7+ Bài thuốc Nam trị bệnh [Có thể làm bạn bất ngờ] 130 Bài thuốc từ Bạch Mao Căn](https://songkhoe.medplus.vn/wp-content/uploads/2020/07/bai-thuoc-tu-bach-mao-can.png)
1. Chè lợi tiểu:
- Chuẩn bị: Râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ Bạch mao căn: 30g, hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ, trộn đều.
- Thực hiện: Mỗi lần cân 50g cho mỗi lần sắc thuốc, pha thành 0,75 lít chia uống trong ngày vào lúc khát
Trẻ em 6-14 tuổi, ngày cân 25g pha với 350ml chia uống trong ngày vào lúc khát
2. Chữa đái ra máu:
Bạch mao căn, khương than, thêm mật ong trắng, sắc uống
3. Chảy máu cam
- Chuẩn bị: 18g chi tử, 35g mao căn khô. Nếu mao căn tươi lấy 120g.
- Thực hiện: Đem đi nấu nước để uống sau ăn. Nên dùng nóng. Cũng có thể uống trước khi đi ngủ.
Bài thuốc này dùng cho người nóng trong, chảy máu cam. Tùy tình trạng bệnh mà dùng 1 đến 2 thang thuốc mỗi ngày.
4. Hạ hỏa
- Lấy chừng 40g Bạch mao căn tươi để nấu nước uống sau ăn. Uống khi còn ấm nóng là tốt nhất. Dành cho người phổi nóng dẫn đến thở khó khăn.
- Hoặc lấy cát căn và mao căn mỗi thứ 12g. Đem nấu nước uống để trị nấc cụt do nóng trong người.
5. Cải thiện chứng bí tiểu, phù nề:
- Cỏ tranh tươi và bạch anh tươi mỗi thứ 80g. Riêng cỏ tranh bạn có thể điều chỉnh thêm 1 chút và nhớ làm sạch vỏ đi nhé! Cho vào nấu cùng khoảng 160g thịt lợn nạc. Món ăn này để trị bệnh tiểu ít.
- Vỏ dưa hấu, Bạch mao căn tươi mỗi thứ 63g. Cho vào nấu cùng với 12g râu ngô và 16g xích tiểu đậu. Nước này trị được chứng phù nề do viêm thận cấp.
- 40g tây qua bì, 40g cỏ tranh tươi, 16g xích tiểu đậu, 12g ngọc mễ tu. Cho vào nồi nấu nước để uống sẽ điều trị được bệnh viêm cầu thận cấp.
6. Nấu trà để giúp tiểu tiện dễ dàng
- 25g xa tiền, 40g râu ngo, 30g rễ cỏ tranh, 5g hoa cúc. Sau khi thái nhỏ các nguyên liệu thì trộn đều lên. Mỗi lần dùng khoảng 50g hỗn hợp pha với 750ml nước để uống vào lúc khát.
- Râu ngô, rau má mỗi thứ 10g. Thêm 15g lá sen cạn, 50g sinh mao căn, 8g diếp cá. Nấu nước rồi chia 3 bữa để uống. Liệu trình 3 đến 5 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
7. Sỏi thận
- Đinh lăng, Bạch mao căn tươi, mã đề mỗi thứ 20g. Thêm kim tiền thảo, mộc thông mỗi vị 10g. Cùng với đó là cối xay 16g. Đem tất cả nấu nước uống rồi chia ra làm 2 lần trong ngày là được. Liệu trình chừng 5 ngày.
LƯU Ý KHI DÙNG ĐƠN THUỐC CÓ BẠCH MAO CĂN
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, tiểu nhiều mà miệng không khát kiêng dùng.
Xin lưu ý:
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Nguồn tham khảo: