Nếu bạn tiêm phòng đầy đủ, thủy đậu có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Thế nhưng, các vùng da bị phát ban, nổi mụn nước có thể gây ra nhiề u phiền toái trong sinh hoạt. Đặc biệt, những mụn thủy đậu bị vỡ làm tăng khả năng bị sẹo vĩnh viễn. Do đó, sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn có khả năng bị sẹo do thủy đậu.
Vậy làm cách nào để ngăn ngừa sẹo thủy đậu? Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết? Mời bạn đọc bài viết để tìm hiểu cách ngăn ngừa và làm mờ thâm sẹo thủy đậu.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu (trái ra) là bệnh truyền nhiễm gây phát ban ngứa trên da với các mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch bên trong. Virus varicella zoster (VZV) dẫn đến bệnh thủy đậu và bệnh Zona. Sau khi bị thủy đậu, virus varicella zoster có sẵn trong cơ thể bạn có thể gây bệnh Zona trong tương lai.
Bệnh thủy đậu dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thủy đậu có thể lây truyền từ các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể mắc thủy đậu ở mọi lứa tuổi.
Theo thống kê từ bệnh viện The Royal Children’s Hospital Melbourne (Úc), cứ 5,000 người mắc bệnh thủy đậu, có 1 người bị viêm não. Ngoài ra, thủy đậu có thể để lại các tổn thương khác như sẹo lõm, viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu,…
Dấu hiệu nhiễm thủy đậu
Phát ban ngứa, mụn nước trên bề mặt da là triệu chứng chính của bệnh thủy đậu. Các mụn nước này có thể nổi ở mọi vùng da trên cơ thể. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 7-21 ngày sau khi bạn tiếp xúc với virus gây bệnh. Giai đoạn 48 tiếng trước khi người bệnh bắt đầu phát ban là thời điểm dễ lây truyền bệnh cho người xung quanh nhất.
Các giai đoạn thủy đậu
Từ 1-2 ngày trước khi có dấu hiệu nhiễm thủy đậu, người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Sốt, bứt rứt khó chịu
- Đau đầu
- Biếng ăn
- Đau cơ bắp
- Cảm thấy buồn nôn (xuất hiện ở một vài bệnh nhân).
Sau 1-2 ngày kể từ khi mắc những triệu chứng trên, cơ thể sẽ bắt đầu phát ban và nổi mụn nước. Tình trạng phát ban sẽ trải qua ba giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: Các nốt ban đỏ hoặc hồng xuất hiện trên khắp cơ thể. Ban đỏ có thể nổi ở bất cứ đâu trên cơ thể. Bao gồm cả bên trong miệng và xung quanh bộ phận sinh dục, có thể gây đau.
- Giai đoạn 2: Các nốt ban trở thành mụn nước chứa đầy dịch lỏng và có thể vỡ ra, lây nhiễm virus cho người xung quanh
- Giai đoạn 3: Mụn nước trở nên khô dần, đóng vảy và lành từ từ.
Các nốt ban và mụn nước sẽ xuất hiện lần lượt trên cơ thể trong từ 7-14 ngày. Việc nổi ban và mụn nước gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt trước giai đoạn ban đóng vảy và khô lại. Trong quá trình phát ban và nổi mụn nước, thủy đậu có thể lây truyền cho những người tiếp xúc với bệnh nhân. Sau khi các nốt ban và mụn nước đã bong vảy, thủy đậu không còn khả năng lây nhiễm cho người khác.
Bệnh thủy đậu kéo dài trong bao lâu?
Phát ban ngứa do nhiễm thủy đậu xuất hiện từ 7 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Quá trình phát ban thường kéo dài khoảng 7-14 ngày.
Ngăn ngừa thâm sẹo thủy đậu
Các nốt mụn thủy đậu bị trầy xước, nhiễm trùng có khả năng cao sẽ để lại sẹo lõm vĩnh viễn trên da. Các vết sẹo này trông giống như những vết rỗ tròn hoặc vết lõm nhỏ trên da. Loại sẹo lõm có thể hiện rõ hơn khi về già. Vì theo thời gian, da mất đi collagen và độ đàn hồi. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm bệnh thủy đậu đều để lại sẹo trên da. Thủy đậu chỉ để lại sẹo khi bạn làm vỡ những mụn nước. Những vùng trầy xước trên da sẽ gây viêm nhiễm, làm chậm thời gian chữa lành vết thương.
Các cách ngăn ngừa sẹo sau khi bị thủy đậu
Để tránh bị thâm sẹo thủy đậu, bạn cần hạn chế làm trầy xước các vùng da bị phát ban và mụn nước. Để hạn chế việc gãi ngứa trong vô thức, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Đeo găng tay vải, đặc biệt là vào ban đêm
- Cắt móng tay để hạn chế trầy xước tổn thương và nhiễm trùng thứ phát.
Ngoài ra, để hạn chế cảm giác ngứa và tránh bị sẹo thủy đậu, bạn có thể:
- Rửa tay thường xuyên để tránh gây viêm nhiễm.
- Mồ hôi và bã nhờn có thể kích thích cơn ngứa nặng hơn. Vì vậy, hãy giữ cho bề mặt da thoáng mát.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, tránh việc da bị cọ xát. Chọn chất liệu vải mềm mại giúp giảm trầy xước cho da.
- Tắm không làm lây lan phát ban và mụn nước. Vì thế bạn hãy giữ cho cơ thể sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ, tránh gây kích ứng cho vùng da phát ban.
- Bạn có thể giảm ngứa bằng việc tắm nước mát có thêm muối nở (nhôm axetat). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột yến mạch chưa nấu chín, hoặc bột yến mạch dạng keo – loại nghiền mịn chuyên dùng để ngâm mình.
- Khi nào bôi thuốc trị sẹo thủy đậu tại nhà? Bạn có thể thoa kem dưỡng da calamine lên vùng da bị ngứa (nhưng không dùng cho mặt, đặc biệt là gần mắt) nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng thuốc uống trị ngứa. Tương tự, đối với tình trạng ngứa ngáy, viêm loét vùng da nhạy cảm (như bộ phận sinh dục) bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại kem giảm đau.
Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết?
Không có số liệu cụ thể cho câu hỏi “Sẹo thủy đậu bao lâu thì hết?”. Điều này tùy thuộc vào tình trạng da của bạn. Ngoài ra, cách chăm sóc da hậu thủy đậu và phương pháp điều trị cũng ảnh hướng đến thời gian mờ thâm sẹo.
Sẹo thủy đậu có hết không?
Một số vết thâm thủy đậu có thể mờ dần theo thời gian. Thông thường, đối với những sẹo thủy đậu nhẹ, không bị nhiễm trùng, cần 6 – 12 tháng để để các vết sẹo mờ đi. Tuy nhiên, đối với những vết sẹo lõm, vùng da đã bị tổn thương sâu, khả năng cao vết sẹo không thể tự tái tạo và biến mất. Với những trường hợp này, cần sự điều trị sẹo chuyên sâu để xóa sẹo thủy đậu.
Bạn cần lưu ý, không nên áp dụng các phương pháp điều trị sẹo khi vùng phát ban hoặc mụn nước chưa lành. Để có kết quả trị sẹo tốt nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chữa trị sẹo thâm thủy đậu
Để điều trị vết sẹo thủy đậu vĩnh viễn, bạn có thể tham khảo phương pháp tái tạo bề mặt bằng laser. Phương pháp này sử dụng tia laser để làm đều sắc tố da, giảm sự xuất hiện của sẹo.
Kỹ thuật laser hướng chùm ánh sáng tập trung, ngắn vào vùng da không đều. Tái tạo bề mặt da bằng laser giúp loại làm nóng lớp hạ bì của da. Từ đó, kích thích sự phát triển và tái tạo của các sợi collagen. Phương pháp này giúp tái tạo làn da mịn màng, săn chắc hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm 10 cách trị sẹo lâu năm hiệu quả. Để đảm bảo quá trình điều trị sẹo thủy đậu an toàn và hiệu quả nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cần tư vấn chuyên môn để chắc chắn rằng tình trạng da của bạn phù hợp với các phương pháp điều trị thông thường.
Qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết và những phương pháp phòng ngừa sẹo thủy đậu. Nếu chẳng may mắc bệnh thủy đâu, bạn hãy chăm sóc da và điều trị bệnh đúng cách để hạn chế sẹo thâm.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Chickenpox | Prevention and Treatment
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: