Cùng Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin về sỏi ống mật chủ bạn đọc nhé!
1. Sỏi ống mật chủ là gì?
Sỏi ống mật chủ chiếm 80% bệnh sỏi mật và dễ gây ra các biến chứng cấp nguy hiểm như tắc đường mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bài sỏi, giảm những triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu cũng như tránh rủi ro cho sức khỏe người bệnh.
Sỏi ống mật chủ là các viên sỏi mật được hình thành trong ống mật chủ (thường là sỏi sắc tố nâu) hoặc sỏi từ đường mật trong gan hay túi mật (sỏi cholesterol) di chuyển xuống ống mật chủ. Vì thế, thành phần của sỏi ống mật chủ cũng rất đa dạng, có thể là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp.
Sỏi mật trong ống mật chủ kích thước nhỏ có thể qua được cơ vòng Oddi xuống tá tràng, ra hậu môn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu kích thước sỏi lớn thì sẽ bị mắc kẹt lại ở ống mật chủ, gây tắc nghẽn đuờng mật hoặc viêm tụy cấp nếu sỏi ở đường chung tụy mật.
2. Nguyên nhân sỏi ống mật chủ là gì?
Nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng. Vi khuẩn gây tổn thương thành đường mật khiến các tế bào viêm loét bong vào dịch mật, đồng thời làm kết tủa một số thành phần của dịch mật (sắc tố mật, muối mật) và tạo thành các viên sỏi. Một số trường hợp khác, giun chui lên ống mật mang theo trứng hoặc xác giun ở trong ống mật sẽ là nhân sỏi cho sắc tố mật lắng đọng bám vào, phát triển dần thành bệnh sỏi ống mật chủ.
Bên cạnh đó, phụ nữ có thai hoặc thời kì tiền mãn kinh, đái tháo đường, béo phì… cũng là những yếu tố nguy cơ sỏi ống mật chủ. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và đặc biệt ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật sau 3 năm thì nguy cơ hình thành sỏi ống mật chủ rất cao.
3. Triệu chứng sỏi ống mật chủ là gì?
Thông thường, sỏi không gây triệu chứng trừ khi có tắc nghẽn đường mật. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau vùng bụng trên rốn hoặc dưới sườn bên phải trong ít nhất 30 phút. Cơn đau có thể liên tục không đổi hoặc quặn cơn, đau dữ dội hoặc mơ hồ.
- Sốt, được xem là một dấu chứng của viêm đường mật.
- Vàng da và mắt, phân bạc màu, nước tiểu sậm màu (thường gặp ở sỏi ống mật chủ hơn là sỏi gan)
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và ói mửa
4. Điều trị sỏi ống mật chủ là gì?
Điều trị không phẫu thuật
Sử dụng thuốc để làm tan sỏi mật và quá trình điều trị diễn ra trong một thời gian dài. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật. Chủ yếu là điều trị nội khoa tạm thời bằng các loại kháng sinh chống vi khuẩn Gram (-), thuốc giãn cơ trơn.
Axit ursodeoxycholic là hoạt chất chủ yếu được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh sỏi ống mật chủ. Hoạt chất có tác dụng làm giảm sự sản sinh cholesterol từ gan và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ ruột, tạo điều kiện thuận lợi làm tan các sỏi thận được hình thành do sự tích tụ cholesterol. Thuốc này được chỉ định điều trị trong trường hợp sỏi mật có số lượng ít hay sỏi mật không cản quang tia X, có đường kính <15mm và chức năng túi mật còn tốt.
Bên cạnh đó điều trị sỏi ống mật chủ không phẫu thuật cũng bao gồm nội soi qua tá tràng, cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi; tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi đường mật; tán sỏi ngoài cơ thể.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật bằng phương pháp mổ hở và mổ nội soi.
Điều trị sỏi ống mật chủ, phương pháp thường được dùng để điều trị là phẫu thuật nhằm lấy sỏi mật, tạo sự lưu thông mật – ruột. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị nội khoa trước bằng các biện pháp: kháng sinh, giảm co thắt đường mật, truyền dịch, điện giải. Việc này nhằm tạo điều kiện tốt nhất trước ca mổ, giúp tăng tỉ lệ thành công, giảm biến chứng của cuộc phẫu thuật.
Có nhiều cách điều trị sỏi ống mật chủ như: nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ, mổ mở hoặc mổ nội soi.
Tìm hiểu từ nguồn : Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về sỏi ống mật chủ là như thế nào , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều trong đời sống và hạnh phúc gia đình
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến sức khỏe: