Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến, gây nhiều đau đớn cho người mắc. Trong nhiều trường hợp còn gây ra nhiều ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết hôm nay, Songkhoe.medplus.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh sỏi thận và những điều mà người bệnh cần lưu ý nhé!
Sỏi thận là gì ?
Sỏi thận(sạn thận,sỏi tiết niệu) là hiện tượng bệnh lý xuất hiện khi các muối và chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu. Các chất lắng cặn kết tinh lại với nhau để tạo thành các tinh thể muối khoáng được gọi là sỏi (hay sạn), mà chủ yếu là các tinh thể Canxi. Kích thước của sỏi có thể lên đến vài cm. Các trường hợp sỏi nhỏ thường được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và không gây đau. Bệnh nhân thường đau đớn khi gặp phải các trường hợp sỏi lớn. Chúng di chuyển từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang, gây tổn thương đường tiết niệu người bệnh.
Các loại sỏi thận thường gặp:
- Sỏi canxi. Là loại phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi 20 – 30 tuổi và có khả năng tái phát cao. Canxi có thể kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat để tạo thành những tinh thể muối lắng cặn tạo thành sỏi. Trong đó muối canxi oxalat là phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa oxalat.
- Sỏi axit uric. Do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Loại này thường liên quan đến bệnh gout, vì thế xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
- Sỏi cystin. Gặp ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn xystin (xystin niệu) di truyền.
- Sỏi struvite. Thường gặp ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu. Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
- Sỏi phosphat. Chủ yếu là sỏi Amoni magie photphat có kích thước lớn, chủ yếu do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.
Nguyên nhân mắc bệnh sỏi thận
Những viên sỏi có thể hình thành nếu nước tiểu có chứa quá nhiều các hóa chất nhất định. Chẳng hạn như canxi, axit uric, cystine hay sỏi struvite (một hỗn hợp của phosphate, magnesium và amoni). Chế độ ăn uống có lượng protein cao và uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Khoảng 85% sỏi thận được hình thành từ canxi. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric xảy ra thường xuyên hơn nếu có bệnh gút, sỏi struvite hình thành thường xuyên hơn trong nước tiểu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng).
Biểu hiện của người sỏi thận
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới. Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng. Có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
- Đau khi đi tiểu. Sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
- Tiểu ra máu. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
- Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu tuy nhiên, lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.
- Cảm giác buồn nôn và nôn. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn.
- Hay sốt và cảm giác ớn lạnh. Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.
Những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
- Người có thói quen nhịn tiểu uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1.5 lít.
- Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều.
- Người thừa cân béo phì, nghiện rượu.
- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như: chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương.
- Bệnh nhân có các bệnh lý khác gây bế tắc đường tiểu. Chẳng hạn như u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh, u xơ, túi thừa trong bàng quang. Bệnh có yếu tố di truyền.
Chẩn đoán bệnh sỏi thận
Bạn có thể làm các xét nghiệm và thủ tục chẩn đoán để xác định có bị bệnh sỏi thận hay không như sau:
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể tiết lộ quá nhiều canxi hoặc axit uric trong máu của bạn.
- Xét nghiệm nước tiểu. Thử nghiệm thu thập nước tiểu 24 giờ có thể cho thấy bạn đang bài tiết quá nhiều khoáng chất tạo đá hoặc quá ít chất ngăn ngừa sỏi. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy 2 mẫu nước tiểu trong hai ngày liên tiếp.
- Chẩn đoán qua hình ảnh. Xét nghiệm hình ảnh có thể cho thấy sỏi thận trong đường tiết niệu của bạn. Chụp cắt lớp vi tính tốc độ cao hoặc năng lượng kép (CT) có thể tiết lộ ngay cả những viên đá nhỏ. X-quang bụng đơn giản được sử dụng ít thường xuyên hơn vì loại xét nghiệm hình ảnh này có thể bỏ sót sỏi thận nhỏ. Siêu âm cũng là một lựa chọn khác để chẩn đoán bệnh sỏi thận.
Cách điều trị sỏi thận hiệu quả
Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp. Với những trường hợp sỏi nhỏ với, bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm, giãn cơ, giảm đau. Tập thể dục, uống nhiều nước cũng là cách để loại thải sỏi ra ngoài. Các loại thuốc khác sỏi thận bao gồm:
- Allopurinol (Zyloprim) cho sỏi axit uric
- Thuốc lợi tiểu thiazide để ngăn ngừa sỏi canxi hình thành
- Natri bicarbonate hoặc natri citrate để làm cho nước tiểu ít axit
- Ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol), natri naproxen (Aleve) để giảm đau
Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc, giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn:
- Kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể),
- Kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).
Một số phương pháp phòng ngừa sỏi thận mà bạn nên biết
- Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày). Ở người trưởng thành cần khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh. Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
- Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
- Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt.
- Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối trong các bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
- Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
- Không nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu sau đây:
- Đau dữ dội đến mức bạn không thể ngồi thoải mái.
- Đau kèm theo buồn nôn và ói mửa.
- Đau kèm theo sốt và ớn lạnh.
- Máu trong nước tiểu của bạn.
- Khó tiểu.
Nếu bạn bị sỏi thận hoặc bạn có nguy cơ bị sỏi thận, hãy nói chuyện với bác sĩ và thảo luận về các phương pháp phòng ngừa tốt nhất. Một số phòng khám sỏi thận uy tín:
- Top 5 địa chỉ khám chức năng thận uy tín quận 1
- Top 5 địa chỉ khám chức năng thận uy tín quận 3
- Top 5 địa chỉ khám chức năng thận uy tín quận 7
Nguồn: Hellobacsi.com, Mayoclinic.org, Healthline.com