Quá trình phát triển của thai nhi tuần 36
Thai nhi tuần 36 sẽ có kích thước khoảng 47 cm và nặng khoảng 2,7 kg có thể hơn một tí. Ở giai đoạn này của thai kì, sự phát triển của bé gần như là đã hoàn thiện.
Bé giờ đã có khuôn mặt đầy đặn bởi cơ miệng giờ đã phát triển và sẵn sàng làm việc. Mẹ sẽ thấy được rõ khuôn mặt của bé và một số cử chỉ đáng yêu khi siêu âm. Thai nhi tuần thứ 36 ít chuyển động mạnh hơn bởi kích thước cơ thể tăng lên cũng làm khoảng không gian trong tử cung trở nên hẹp lại.
Lúc này, bé dành thời gian để ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận những hành động nhẹ của bé.
Các xương của bé đang cứng dần nhưng phần sọ vẫn còn mềm uyển chuyển cho đến khi sinh. Xương hộp sọ của bé sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời. Thế nên mẹ đừng lo lắng quá nhé!
Tuần thứ 36 cơ thể của mẹ thay đổi ra sao ?
Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thứ 36
Ở thai kì thứ 36, mẹ sẽ nhận thấy rõ những thay đổi trong cơ thể của mình
Mẹ sẽ thấy bụng mình to ra hơn, cơ thể nở nang hơn trước. Bé đã bắt đầu di chuyển xuống khung xương chậu. Điều này làm tăng áp lực ở bụng dưới khiến việc di chuyển của mẹ khó khăn hơn. Mẹ nên tập đi bộ hoặc các hoạt động vận động khoa học tốt cho sức khỏe mẹ bầu được các bác sĩ hướng dẫn.
Tìm một tư thế ngủ phù hợp là điều mà hầu hết các mẹ sẽ gặp phải trong giai đoạn này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt lên một chiếc gối.
Mẹ sẽ trãi qua các cơn co thắt thường xuyên để tập quen dần với các cơn đau đẻ sau này. Vì đây là thời điểm cổ tử cung của bạn đang bắt đầu giãn nở trong những tuần lễ, ngày hoặc giờ trước thời điểm sinh em bé.
Khớp và các mô trong cơ thể tiếp tục mềm và giãn khi mẹ chuẩn bị sinh em bé. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với vùng xương chậu của mẹ. Mẹ có thể tiếp tục thấy đau bên hông hoặc vùng dưới lưng.
Bàn chân và mắt cá chân có thể sẽ sưng phù lên tùy theo từng cơ địa của mỗi người. Bầu ngực trở nên nặng nề hơn. Lúc này, ngực đang tích cực thực hiện chức năng để cung cấp sữa cho bé sau khi sinh.
Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 36
Những tuần cuối của thai kỳ mẹ thường có cảm giác hồi hộp mong chờ ngày bé chào đời. Mong muốn được gặp con ngày càng tăng lên, luôn có suy nghĩ: “Không biết khi nào con mới gặp mẹ rồi con sẽ giống bố hay mẹ nữa đây”
Cũng có khi mẹ sẽ lo lắng: không biết mình sinh có an toàn không, em bé có khỏe mạnh không, liệu mình có thể chăm em bé tốt hay không… Đây là cảm giác lo lắng ban đầu cho con cái mà các bác sĩ tâm lý gọi là “nỗi lo không lý do”.
Hãy tìm cách thư giãn, nghe những bài nhạc yêu thích hoặc cùng chồng mua sắm, tham gia các lớp học tiền sản. Luôn giữ một tinh thần vui vẻ mẹ nha.
Lưu ý của mẹ trong thai kì thứ 36
Ngoài việc biết được thai nhi tuần thứ 36 phát triển ra sao. Mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý để chuẩn bị sẵn sàng đón bé.
Từ tuần thứ 36, mẹ nên kiểm tra tiền sản hàng tuần.
Hãy chủ động hỏi thăm, trò chuyện với các gia đình, bà mẹ vừa mới sinh con để có thêm kinh nghiệm hay mà mẹ cần học hỏi.
Thông báo cho gia đình ngày dự sinh và những người thân có thể hỗ trợ mình.
Không nên đến những nơi đông người hay ra ngoài mà không ai đi cùng. Vì giai đoạn này bạn có thể sinh em bé sớm hơn dự tính. Mẹ nên duy trì vận động nhẹ như đi bộ, yoga để sinh bé một cách dễ dàng hơn.
Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thai thứ 36
Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của thai phụ sẽ kém hơn bình thường. Mẹ nên tránh tiếp xúc với nguồn bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho bé. Tuần thứ 36 là thời điểm các cơn chuyển dạ có thể không đều nhau. Vì vậy nếu mẹ không biết mình chắc chắn sắp sinh cũng nên gọi cho bác sĩ.
Nếu có các dấu hiệu đau quá lâu, kèm theo rò rỉ nước ối, sốt, chảy máu âm đạo thì nên đi đến bác sĩ ngay lập tức để có thể biết được tình trạng thai kì của mình.
Xét nghiệm cần thiết của thai nhi tuần 36
Những tuần cuối của thai kỳ, việc đến phòng khám, bệnh viện là thường xuyên. Mẹ sẽ có một số bài kiểm tra, xét nghiệm trong tuần thai thứ 36:
Đo cân nặng
Đo huyết áp (huyết áp của mẹ có thể cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
Đo đường, đạm trong nước tiểu
Kiểm tra tay, chân xem có các triệu chứng sưng phù và giãn tĩnh mạch khi mang thai
Kiểm tra bên trong cổ tử cung để đo độ giãn nở, mở rộng của tử cung, chuẩn bị cho em bé chào đời
Đo chiều cao của đáy tử cung
Đo nhịp tim của thai nhi
Kiểm tra thai nhi bằng cách sờ, nắn bụng từ bên ngoài. Bạn sẽ biết được kích thước, hướng quay đầu và vị trí nằm của bé.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 36
Lưu ý về dinh dưỡng (thực phẩm)
Càng gần ngày sinh, chế độ dinh dưỡng cân bằng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mẹ nên chú ý tiếp tục chia nhỏ bữa ăn, duy trì 2 bữa ăn nhẹ.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần kiêng một số thực phẩm để hạn chế sinh non.
Uống đủ nước để con phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý về sức khỏe của mẹ bầu tuần 36
Khoảng thời gian này bạn nên chú ý đến những chuyển động của bé. Báo ngay cho bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu bất thường.
Nếu bị cảm hay sử dụng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Nên luyện thở đặc biệt là vào các buổi chiều. Việc này giúp bạn làm quen với việc rặn khi sinh để đỡ tốn sức.
Nên tránh để phòng ngột ngạt, giữ thoáng mát bằng cách mở cửa sổ hoặc bật điều hòa.
Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi tuần 36
Chế độ dinh dưỡng và bổ sung các chất cần thiết đều quan trọng.Thời điểm này mẹ vẫn bổ sung đều đặn các canxi, sắt, khoáng chất, các loại vitamin, chất đạm, béo, DHA…
Nên ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, rau lá xanh.
Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin K trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Vitamin K có tác dụng đối với sự đông máu, giúp cải thiện mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương.
Xem thêm bài viết: Thai nhi tuần 37, Thai nhi tuần 38
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!