Táo bón sau sinh là gì? Bạn có biết, trong một số trường hợp, bạn bị táo bón là do thuốc gây nên. Ngoài ra thì còn nhiều nguyên khác thường gặp có thể gây nên tình trạng này? Hãy xem những thông tin về nguyên nhân và các cách điều trị khi bị táo bón dưới đây.
Táo bón là gì?
Khi có sự giảm bất thường về số lần đi tiêu so với bình thường và có cảm giác đau khi đi gọi là táo bón. Ở người khỏe mạnh thì số lần đi tiêu có thể khác nhau. Tuy nhiên, người bình thường có số lần đi tiêu nằm trong khoảng từ 2 – 3 lần/ ngày đến 3 lần/tuần. Sự ứ khoặc khô phân sẽ làm phân cứng, dẫn đến đi tiêu khó. Điều này có thể là do mất nước, chế độn ăn uống có nhiều chất đạm. Hoặc là ít vận động, thường xuyên nhịn đi tiêu khi có nhu cầu. Hoặc là do tác dụng ngoài ý muốn của thuốc.
Phân loại
Táo bón không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng di truyền.
Tình trạng bệnh có thể phân thành 4 nhóm sau:
- Táo bón nhu động bình thường
- Táo bón nhu động yếu
- Táo bón do thuốc nhuận tràng
- Táo bón thứ phát
Con đường lây lan và truyền nhiễm của bệnh
Thông tin đang được cập nhật…
Đối tượng dễ bị táo bón
Bệnh không có khả năng di truyền và lây lan nhưng bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này. Nhất là đối với những người có chế độ ăn uống không hợp lý và ăn các loại thực phẩm có nhiều chất đạm. Ngoài ra, khi cơ thể bị mất nước cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Hoặc là những người ít vận động, thường xuyên nhịn đi tiêu khi có nhu cầu. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón sau sinh.
Mức độ nguy hiểm khi không được điều trị bệnh kịp thời
Khi không dứt khoát điều trị tình trạng bệnh thì bệnh nhân có thể gặp các vấn đề bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.
Triệu chứng và biểu hiện của người bị táo bón là gì?
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Các biểu hiện của bệnh nhân khi bị táo bón bao gồm:
- Đi tiêu khó, thường phải rặn
- Phân kết từng cục hoặc cứng
- Có cảm giác đi tiêu chưa hoàn toàn
- Người bị táo bón đi tiêu dưới 3 lần trong tuần
- Phân đi ngoài có lẫn máu
- Chướng bụng và ít đi tiêu
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân
Những nguyên nhân và các trường hợp thường gặp tình trạng này bao gồm:
- Việc ăn nhiều chất xơ làm tăng khả năng bị táo bón nhu động bình thường
- Mang thai. Hiện nay việc mang thai có thể gây nên tình trạng này ở một số phụ nữ. Các yếu tố như thay đổi nội tiết, giảm hoạt động thể chất, căng thẳng, bổ sung sắt và thay đổi sinh lý. Việc này góp phần làm táo bón tiến triển trong thời gian mang thai.
- Bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng, lạm dụng việc dùng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Táo bón thứ phát thường gặp do thường dùng các thuốc như thuốc kháng axit chứa nhôm, các chế phẩm bổ sung sắt, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng cholinergic.
Nhóm các thuốc có thể gây nên tình trạng này:
- Thuốc kháng acid (chứa nhôm hoặc canxi)
- Thuốc trị tiêu chảy
- Thuốc kháng Histamin
- Thuốc kháng muscarinic (được dùng trong điều trị bệnh Parkinson, như benzhexol, orphenadrine)
- Thuốc đối vận canxi
- Cholestyramine
- Thuốc trị ho (như codein và thuốc ít gặp hơn là pholcodine)
- Thuốc lợi tiểu (nếu xảy ra mất nước)
- Chế phẩm có chứa sắt
- Levodopa
- Thuốc ức chế men monoamine oxidase (MAOI)
- Thuốc giảm đau gây nghiện
- Thuốc chống loạn thần phenothiazine
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA)
- Alkaloid vinca (như vincristine hoặc vinblastine)
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa bị táo bón bạn nên:
- Tập thể dục và vận động đều đặn để phòng ngừa
- Cố gắng đi tiêu ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 30 phút để có thể tận dụng phản xạ dạ dày – kết tràng.
Chuẩn đoán và điều trị táo bón như thế nào
Các yếu tố cần thiết để chuẩn đoán tình trạng bệnh
Việc chuẩn đoán bệnh nhân có bị táo bón hoặc là bệnh tình khác phụ thuộc vào triệu chứng và các thông tin về sức khỏe mà bệnh nhân cung cấp cho bác sĩ. Nếu phát hiện có nhũng biểu hiện không rõ ràng, cần phải đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên hoa hô hấp để được bác sĩ tư vấn và đều trị.
Phương pháp điều trị
Các lựa chọn dùng thuốc trong điều trị khi bị táo bón là gì? Các lựa chọn được thực hiện như thế nào?
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc nhuận tràng, thuốc xổ. Các loại thuốc nhuận tràng như thuốc nhuận tràng tạo khối, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích, chất bôi trơn, thốc nhuận tràng làm mềm. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần lưu ý vì thuốc nhuận tràng nếu dùng quá mức có thể gây mất chất dinh dưỡng và vitamin trước khi cơ thể hấp thụ được.
- Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêm được dùng trong điều trị táo bón mạn tính ở phụ nữ.
Điều trị hỗ trợ
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh có thể điều trị bằng các điều trị hỗ trợ như: nước ép mận chín, hạt lanh, chế phẩm bổ sung chất xơ, trà thảo dược.
Thời gian điều trị
Thời gian điều trị khi bị táo bón phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân đối với các chỉ định của bác sĩ.
Các lưu ý
Lưu ý dành cho người bị táo bón là gì?
Để việc điều trị và hồi phục sức khỏe có hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý những lưu ý sau đây:
- Nên ăn uống điều độ với khẩu phần ăn chứa nhiều chất xơ ( như trái cây, rau củ và ngũ cốc). Tuy nhiên, tránh thêm lượng chất xơ quá nhiều và liên tục để trách tích tụ khí trong ruột và có thể bị tiêu chảy. Nên thay đổi chế độ ăn trước khi dùng bất kỳ thuốc nhuận tràng nào.
- Khi bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn, tăng dần khoảng 5g/ ngày cho đến khi đạt mức 20 – 35g/ ngày.
- Cố gắng uống tối thiểu 8 -12 ly nước hoặc các thức uống khác mỗi ngày.
Lưu ý dành cho người thân và người chăm sóc bệnh nhân
- Cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ.
- Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước và không cho uống các loại thức uống ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh.
Bài viết cùng nội dung:
Xem thêm tại đây