Viêm tủy răng là bệnh gì?
Viêm tủy răng là tình trạng vùng tủy và các mô quanh chân răng bị viêm nhiễm. Viêm tủy răng chủ yếu là do các loại vi khuẩn tồn tại trong miệng. Bệnh cũng có thể do nhiễm độc hóa chất, sang chấn, thay đổi áp suất môi trường…
Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh… nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng.
Đây là bệnh lý phổ biến nhưng đa số bệnh nhân đều không thể phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu. Do bệnh phát triển rất thầm lặng và nhẹ nhàng, không có dấu hiệu đáng ngờ nào. Nhưng nếu để bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Có nhiều trường hợp khi phát hiện đã ở giai đoạn chết.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời. Những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh. Tác nhân gây viêm tủy răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng… Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường… cũng có thể gây viêm
Sâu răng
Bình thường, trong khoang miệng chúng ta có rất nhiều vi khuẩn tồn tại. Khi răng bị sâu, tổn thương, sứt mẻ hoặc bạn bị mắc các bệnh quanh răng thì vi khuẩn sẽ thâm nhập qua vùng tổn thương đi vào trong tủy răng, gây ra viêm tủy răng. Một nguyên nhân khác, vi khuẩn trong cơ thể đi vào máu, theo máu đến tủy răng, gây viêm tủy răng.
Tổn thương ở răng
Chân răng thường bị tổn thương, tổn thương tủy răng do tổn thương từ ngoài răng gây nên vỡ hay mẻ răng. Mức độ tổn thương răng có liên quan đến viêm tủy răng. Răng sau khi bị chấn động nhẹ cũng có thể gây viêm tủy răng.
Răng bị mài mòn
Những người lớn tuổi do quá trình nhai nghiền thức ăn kéo dài qua nhiều năm tháng nên men răng và xương bị mài mòn. Răng bị mài mòn gần đến tủy răng, sẽ dẫn đến viêm tủy răng.
Dị hình bẩm sinh
Thường gặp khi tủy răng bị hoại tử ở những răng nhọn dị dạng ở giữa và những răng lõm phía dưới. Răng nhọn ở giữa một cách dị dạng dễ bị mài mòn, dẫn tới viêm tủy răng. Còn răng có hốc lõm ở phía dưới dễ bị tồn thức ăn, gây sâu răng, từ đó dẫn tới viêm tủy răng.
Răng bị tổn thương
Phương pháp đánh răng không thích hợp như dùng bàn chải cứng hay chải răng quá mạnh sẽ làm tổn thương cổ răng, khiến cổ răng khuyết dần đi. Nếu cổ răng bị khuyết ở mức nghiêm trọng có thể làm lộ tủy răng, gây viêm tủy.
Chứng viêm quanh răng
Những tổ chức xung quanh chân răng như lợi bị viêm nhiễm, dẫn tới viêm tủy răng.
Nhiệt độ thay đổi đột ngột
Nhiệt độ khoang miệng thay đổi đột ngột. Chẳng hạn như uống nước nóng sau đó lại ăn đồ lạnh ngay. Dễ làm cho tủy răng sung huyết, từ đó gây bệnh ở tủy răng.
Viêm tủy răng gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh. Bởi vậy, mọi người cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách và phòng tránh các nguyên nhân gây viêm tủy răng.
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm tủy răng
Viêm tủy răng tiến triển qua 3 giai đoạn với tình trạng. Mức độ bệnh và những triệu chứng nặng dần, càng ở giai đoạn về sau càng khó điều trị. Thậm chí có khả năng không thể làm cách nào khác ngoài cách loại bỏ tủy chết
Giai đoạn viêm tủy răng có phục hồi
Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Nên thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng thường thấy là thỉnh thoảng có thể xuất hiện những cơn đau. Cơn ê buốt nhẹ, kéo dài trong vài giây, khi vào ban đêm hoặc khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thường dễ gây lầm tưởng với những bệnh răng khác. Giai đoạn này diễn ra rất ngắn và khó phát hiện.
Thường thì rất hiếm khi người bệnh phát hiện mình bị bệnh viêm tủy trong giai đoạn này. Vì thế rất ít trường hợp bệnh nhân tới điều trị bệnh khi bệnh đang ở mức độ nhẹ. Nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn này, tủy răng hoàn toàn có thể phục hồi lại như ban đầu.
Giai đoạn viêm tủy răng cấp
Ở giai đoạn này, các triệu chứng có thể nhận biết khá rõ ràng. Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển ổn định và xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý rất rõ rệt với tần suất và mức độ ngày càng cao.
- Bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ ở tại vùng khu trú hoặc ở các vùng lây lan.
- Trải qua những cơn đau này rất nặng và dai dẳng. Kéo dài hàng giờ đồng hồ thậm chí nó còn lây lan sang các các răng bên cạnh, nướu và làm đau lên cả nửa đầu.
- Có mủ trong răng, phần nướu bị tấy lên
- Khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu
- Có cảm giác tê buốt mỗi khi có vật gì hoặc thức ăn kích thích…
Khi bệnh viêm tủy phát triển ở giai đoạn này sẽ gây nên những nguy hiểm và gây nên những rắc rối trong cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Giai đoạn viêm tủy răng hoại tử
Đây là giai đoạn điều trị tủy răng nặng nhất. Những cơn đau không còn nữa thay vào đó là tình trạng không còn cảm giác do tủy đã chết. Các dịch tủy bị hoại tử sẽ theo các lỗ ở chóp răng chảy ra ngoài gây nên cảm giác khó chịu, mùi hôi cho người bệnh.
Đặc biệt, những dịch này có thể dẫn theo vi khuẩn làm lây lan. Viêm nhiễm tới các vùng mô mềm quanh răng. Gây nên những tổn thương cho chân răng, gây viêm xương. Thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dẫn tới mất răng.
Biến chứng của viêm tủy răng
Dễ kích ứng khi ăn
Bạn sẽ rất dễ bị kích ứng khi ăn những món ăn ngọt, chua, nóng hoặc lạnh. Theo đó, mức độ ê buốt, khó chịu sẽ tăng dần theo cấp độ viêm tủy cho đến khi tủy bị hoại tử hoàn toàn. Những cơn ê buốt có thể tồn tại vài giây hoặc vài giờ sau khi ăn.
Gây mất răng
Khi bị viêm ở mức độ 2 và 3, nguy cơ bị mất răng là rất cao. Nếu mất răng ở những vị trí dễ thấy như răng cửa và răng nanh, việc mất răng sẽ làm mất vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Bên cạnh đó, nếu mất răng ở nhóm răng hàm, khả năng ăn nhai của bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn thế nữa, vùng mất răng sẽ xuất hiện khu vực khó vệ sinh. Về lâu dài nếu không được vệ sinh kỹ, các răng kế cận cũng sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ mất thêm răng thật.
Suy nhược cơ thể
Thường xuyên xuất hiện những cơn ê buốt khó chịu sẽ khiến bạn bị mất ngủ, biếng ăn, giảm khả năng ăn nhai,… từ đó khiến sức khỏe tổng quát dần bị suy giảm. Với những người trung niên, điều này sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng các bệnh lý trước đó.
Cách điều trị viêm tủy răng
Quy trình chữa tủy được thực hiện như sau:
- Khám đánh giá mức độ tổn thương cũng như hệ thống ống tủy.
- Chụp phim X-quang
- Gây tê nhằm loại trừ cảm giác đau.
- Khoan răng để mở tủy
- Làm sạch ống tủy
- Tạo hình ống tủy
- Trám kết thúc hoặc phục hồi răng bị vỡ lớn bằng mão răng
Các phương pháp phòng ngừa viêm tủy răng
Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng:
- Mỗi người nên đi kiểm tra răng định kỳ sáu tháng/lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời.
- Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay
- Tránh không nhai vật cứng như xương, vỏ cua biển.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời. Các biến chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Thế nên phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt là điều tất yếu.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh viêm tủy răng. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Top 5 Phòng khám Nha khoa uy tín Quận 10
- CHỮA TUỶ RĂNG KIÊNG ĂN GÌ? CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI CHỮA TUỶ RĂNG
Nguồn tham khảo: Tổng hợp