Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Tất tần tật về bệnh đau đầu kéo dài

Tất tần tật về bệnh đau đầu kéo dài

Đau đầu kéo dài (hay còn được gọi là đau đầu kinh niên, đau đầu mãn tính) là tình trạng đau đầu nhiều ngày liên tục, 15 – 30 ngày, thậm chí đến tận 3 tháng. Cơn đau đầu diễn ra hàng ngày trong thời gian khoảng hơn 4 giờ, mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng. Đáng nói là tình trạng này không do bất kỳ bệnh lý nào gây ra.

Đau đầu kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh hoạt bình thường và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau đầu kéo dài

Đau đầu kinh niên có thể ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

Đau nửa đầu mãn tính

Loại đau đầu kéo dài này thường xảy ra ở những người có tiền sử đau nửa đầu từng đợt. Chúng có thể ảnh hưởng đến một bên hoặc cả hai bên đầu với đặc điểm:

  • Cơn đau đầu từ vừa đến nặng
  • Cảm giác giật, nhói

Ngoài ra, bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa; nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đau đầu căng thẳng mãn tính

Triệu chứng của cơn đau đầu kéo dài này thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Chúng gây ra cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu như bị ấn hoặc thắt chặt đầu, nhưng không giật.

Cơn đau đầu dai dẳng mới

Những cơn đau đầu này thường xảy ra đột ngột, phổ biến ở những người không có tiền sử đau đầu. Đau đầu kéo dài liên tục trong vòng 3 ngày kể từ cơn đau đầu đầu tiên. Đau thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu, từ nhẹ đến trung bình, cảm giác như có ai bóp chặt, không giật nhói. Các triệu chứng có thể tương tự như đau nửa đầu mãn tính hoặc đau đầu căng thẳng mãn tính.

Nhức đầu liên tục

Đau đầu liên tục là tình trạng khá hiếm gặp và chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu. Cơn đau vừa phải với những cơn nhức dữ dội, xảy ra hàng ngày và liên tục, dùng thuốc giảm đau indomethacin có đáp ứng. Tuy nhiên, nó có thể trở nên nghiêm trọng với sự phát triển của các triệu chứng giống như đau nửa đầu.

Ngoài ra, dạng đau đầu kéo dài này còn gây ra các triệu chứng như sau:

  • Rách hoặc đỏ mắt ở cùng một bên bị đau đầu
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi cùng bên với cơn đau
  • Sụp mí hoặc thu hẹp đồng tử ở cùng bên khi bị đau
  • Cảm giác bồn chồn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau đầu kéo dài là gì?

Nguyên nhân của nhiều cơn đau đầu kéo dài nhiều ngày vẫn chưa được xác định rõ. Đau đầu kinh niên hàng ngày là một rối loạn đau đầu nguyên phát, có nghĩa là tình trạng này không phải do một bệnh lý khác gây ra.

Một số khác có thể do:

  • Viêm hoặc các vấn đề khác với mạch máu trong và xung quanh não, bao gồm cả đột quỵ
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não
  • Áp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp
  • U não
  • Chấn thương sọ não.

Một nguyên nhân gây đau đầu kéo dài rất thường gặp phải ở những người bị rối loạn đau đầu từng cơn là do lạm dụng thuốc giảm đau. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau kê đơn hay không kê đơn trong hơn 2 ngày một tuần (hoặc 9 ngày trong một tháng), thì có nguy cơ bị đau đầu kéo dài tái phát.

Các yếu tố nguy cơ

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau đầu kinh niên hàng ngày. Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến việc phát triển chứng đau đầu này bao gồm:

  • Giới tính nữ
  • Lo lắng
  • Trầm cảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Béo phì
  • Ngáy
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Lạm dụng quá nhiều caffeine
  • Lạm dụng thuốc đau đầu
  • Các tình trạng đau mãn tính khác như đau cơ xơ hóa hoặc đau lưng mãn tính.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau đầu kéo dài?

Bác sĩ có thể chẩn đoán đau đầu kéo dài thông qua đặc điểm cơn đau, dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề thần kinh và hỏi về tiền sử đau đầu của bạn.

Nếu vẫn không thể chắc chắn nguyên nhân gây đau đầu kinh niên, bệnh nhân tiến hành làm các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp MRI não, để tìm kiếm các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Những phương pháp điều trị đau đầu kéo dài

dau dau keo dai 2 1 - Medplus

Trong trường hợp xác định được nguyên nhân gây đau đầu, điều trị nguyên nhân sẽ giúp cơn đau chấm dứt. Tuy nhiên, khi căn nguyên không rõ ràng, cách chữa bệnh tập trung vào giảm đau và hạn chế tần suất những cơn đau đầu xuất hiện.

Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại đau đầu mà bạn đang mắc phải và liệu việc lạm dụng thuốc có gây ra chứng đau đầu kéo dài hay không. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau nhiều hơn 3 ngày một tuần, bước đầu tiên trong liệu trình điều trị có thể là cai các loại thuốc này với sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số các loại thuốc như sau:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống co giật
  • NSAID
  • Botox.

Thông thường, chỉ sử dụng một loại thuốc đơn độc là tốt nhất, nhưng nếu không hiệu quả bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp nhiều loại khác nhau.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau đầu kéo dài?

Quan tâm đến sức khỏe bản thân và áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa chứng đau đầu kéo dài hàng ngày:

  • Tránh các tác nhân gây đau đầu. Ghi nhật ký đau đầu có thể giúp bạn xác định nguyên nhân nào gây ra cơn đau đầu hoặc làm nó nặng hơn và tránh những tác nhân này.
  • Tránh lạm dụng thuốc. Dùng thuốc làm giảm đau đầu, bao gồm cả thuốc không kê đơn nhiều hơn 2 lần một tuần có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn đau đầu. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về cách cai thuốc vì có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng nếu thực hiện không đúng cách.
  • Ngủ đủ giấc. Người lớn trung bình cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ ngáy.

dau dau keo dai 3 1 - Medplus

  • Đừng bỏ bữa. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì các bữa ăn vào cùng thời điểm trong ngày. Tránh các loại thức ăn hoặc đồ uống có thể gây đau đầu, chẳng hạn như những thức ăn có chứa caffein. Cố gắng giảm cân nếu bạn béo phì.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp tăng cường thể chất và sức khỏe tinh thần, góp phần làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn các hoạt động phù hợp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe hặc hãy thử các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền hoặc thiền định.
  • Giảm căng thẳng. Căng thẳng thường đi kèm với chứng đau đầu kéo dài. Hãy cố gắng sắp xếp và đơn giản hóa lịch trình hàng ngày của bạn. Lên kế hoạch trước mọi hoạt động và luôn suy nghĩ tích cực.
  • Giảm lượng caffein. Một số loại thuốc trị đau đầu có thể bao gồm caffeine vì nó giúp tăng hiệu quả của thuốc giảm đau.Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau đầu. Cố gắng giảm thiểu hoặc loại bỏ caffeine khỏi chế độ ăn uống.

Đau đầu kéo dài hằng ngày dễ khiến bạn lo lắng, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là trầm cảm. Vì vậy, hãy phòng ngừa và điều trị kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Chronic daily headaches

The 5 Types of Daily Chronic Headaches and How They’re Treated

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.